An ninh mạng Việt Nam 2005

Năm 2005, tuy nhận thức của người dùng về an ninh mạng (ANM) đã tăng nhưng số máy tính (MT) ở Việt Nam bị nhiễm virus vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, thư rác và các phần mềm quảng cáo (adware), gián điệp (spyware) ngày càng phát triển.

Lĩnh vực có số MT bị nhiễm virus nhiều nhất vẫn là thương mại (96%), giáo dục (95%), dịch vụ (94%)... 94% người được hỏi cho biết MT của họ đã bị nhiễm virus. Năm 2004 con số này là 97%

Vấn nạn spyware, adware và spam

Spyware và adware vẫn tiếp tục là vấn đề bức xúc. 87% người được hỏi cho biết MT của họ từng bị quấy rối bởi spyware và adware. Cùng với hoạt động quảng cáo trực tuyến phát triển, trong năm qua, người dùng MT Việt Nam thường xuyên bị quấy nhiễu bởi các spam và e-mail quảng cáo trong nước. Ngoài việc làm mất thời gian, gây khó chịu cho người sử dụng, thư rác đã trở thành vấn đề khó khăn thực sự với cả các hệ thống thư điện tử của các cơ quan/công ty ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, 35% quản trị web cho biết website của họ không bị tấn công lần nào. Còn đa số những cuộc tấn công mạng trong năm qua là tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDOS.

Năm 2005, có tới 232 virus, adware, spyware mới được phát hiện tại Việt Nam, trong khi năm 2004 chỉ là 84 virus.

Cảnh giác với virus "hiền lành"

Một điểm khác biệt của năm 2005 so với các năm trước là không có virus nào cố tình phá hủy dữ liệu trên những MT bị chúng lây nhiễm. Có lẽ vì vậy mà 33% số người được hỏi cho rằng họ không lo lắng khi gặp sự cố do virus. Tuy nhiên, theo các chuyên gia BKIS, thì không thể vì thế mà lơ là, virus có thể không phá huỷ dữ liệu nhưng chúng vẫn có thể âm thầm ăn cắp thông tin, khi đó sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Mặt khác, 1 virus "hiền lành" có thể trở thành "sát thủ” chỉ trong chốc lát bởi việc virus có phá huỷ dữ liệu hay không chỉ phụ thuộc vào tâm lý của kẻ viết virus.

Trong năm 2005, khá nhiều virus lợi dụng các chương trình chat để lây lan, đặc biệt là Yahoo Messenger. 40% số người được hỏi cho biết sẽ cẩn thận hỏi lại khi được người khác gửi cho một đường link khi đang chat bằng Yahoo Messenger. 37% quyết định bỏ qua tất cả các đường link này vì nghi ngờ. Tuy vậy, vẫn có tới 23% nói rằng sẽ bấm luôn vào đường link khi nhận được, điều này rất nguy hiểm. Theo chuyên gia của BKIS, không nên bấm trực tiếp vào các đường link khi chưa rõ nguồn gốc vì có thể đó là bẫy để virus lợi dụng chui vào MT của bạn.

Thiệt hại do virus MT

Rất khó xác định chính xác con số thiệt hại do virus MT gây ra cho người sử dụng. BKIS đã đưa ra cách tính thiệt hại căn cứ trên số ngày làm việc bị ảnh hưởng do virus MT gây ra nhân với thu nhập bình quân theo ngày của người được khảo sát.

Kết quả: bình quân thiệt hại khoảng 260.000 đến 410.000 đồng/năm/ người sử dụng MT. Theo cách tính này thì thiệt hại của toàn bộ các MT bị lây nhiễm virus trên toàn quốc có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.

(Nguồn: báo cáo Trung tâm BKIS 2005)
Hạnh Lê 

Theo PCWorld B Vietnam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video