Ẩn tinh có thể được dùng làm GPS tự nhiên của vũ trụ

Các ngôi sao chết có thể là tương lai của những sứ mệnh du hành trong không gian, thay thế các hệ thống định vị trên Trái đất bằng hệ thống định vị của vũ trụ.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm Vật lý Quốc gia và Đại học Leicester (Anh) nghiên cứu khả năng sử dụng các ngôi sao chết (tức ẩn tinh) cho các cuộc du hành tương lai thám hiểm sâu hơn vào lòng vũ trụ.


Ẩn tinh có thể được dùng làm GPS tự nhiên của vũ trụ

Việc định hướng du hành hiện dựa vào tín hiệu vô tuyến truyền đi từ một phi thuyền đến hệ thống các trạm mặt đất, và nếu khoảng cách xa phải mất nhiều giờ, nhiều ngày hoặc thậm chí hơn nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng nhanh chóng của phi thuyền trong trường hợp nó đã tiến sâu vào vũ trụ.

Các nhà khoa học cho hay họ đang xem xét việc sử dụng tia X phát ra từ ẩn tinh, cho phép phi thuyền tự do du hành mà không phụ thuộc vào thiết bị trên Trái đất.

Ẩn tinh là những ngôi sao neutron xoay tít có độ nén cực cao, phát ra bức xạ điện từ cực mạnh, hoàn toàn phù hợp với kỹ thuật tương tự như GPS hiện nay.

“Sử dụng các thiết bị phát hiện tia X trên phi thuyền, các phi hành gia có thể đo đạc tần suất của các xung động nhận được từ các ẩn tinh để xác định vị trí và chuyển động của phi thuyền”, theo Space.com dẫn lời Setnam Shemar của Phòng Thí nghiệm Vật lý Quốc gia.

Sử dụng ẩn tinh là GPS tự nhiên của vũ trụ có thể một ngày nào đó cho phép nhân loại vượt qua ranh giới của hệ mặt trời và tiến đến những mục tiêu xa hơn.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video