Ảnh ảo diệu chưa từng thấy ở loài sứa

Nhẹ nhàng trôi qua đại dương như một chiếc lông vũ, loài sứa có khả năng phát quang sinh học. Những xúc tu của chúng cũng là cơ chế phòng thủ, có thể đốt những mối đe dọa tiềm tàng.


Hình ảnh "chạm môi" vô tình giữa sứa và cá khiến chúng dường như đang trao nhau nụ hôn. Tác giả ghi lại khoảnh khắc này tại biển Tây Ban Nha vào năm 2014. (Ảnh: Joan Costa).


Một số loài cá nhỏ miễn nhiễm với nọc đốt của sứa và thậm chí có thể sống ký sinh giữa các xúc tu của chúng. Việc này không chỉ giúp cá tránh được những kẻ săn mồi, mà còn được hưởng lợi từ những sinh vật mà sứa bắt được. HÌnh ảnh được ghi lại tại Philippines năm 2018. (Ảnh: Lilian Koh).


Dưới ánh đèn màu rực rỡ, những con sứa trắng trong suốt bỗng trở nên kỳ ảo với sắc xanh neon. Hình ảnh được chụp tại Australia vào năm 2015. (Ảnh: Alexandra Cearns).


Hóa thạch sứa rất khó tìm vì chúng có mô mềm không để lại dấu vết xương, nhưng những dấu tích của chúng đã được phát hiện trong trầm tích từ 500 triệu năm trước. Hình ảnh ghi lại tại Singapore năm 2015. (Ảnh: Froilan Robas).


Dưới ánh sáng đen, sứa phát sáng như một quả cầu rực rỡ với nhiều đèn điện. Khoảnh khách kỳ ảo được chụp tại California (Mỹ) năm 2019. (Ảnh: Kenneth Renk).


Sứa có nhiều màu sắc khác nhau. Chúng vẫn đẹp mắt và cuốn hút ngay cả khi chỉ trong sắc trắng - đen. Ảnh chụp tại Trung Quốc năm 2018. (Ảnh: Benjamin Cooper).


Sứa biển Thái Bình Dương được nhìn từ hai góc độ trên mặt nước và dưới mặt nước. Mỗi góc đều mang đến một cái nhìn khác nhau về vẻ đẹp của chúng. Bức ảnh chụp tại California (Mỹ) năm 2021. (Ảnh: Jessica Gillson).


Cách không xa một khu đô thị phát triển của Nhật Bản, một đàn sứa đốm có thể được thấy trong biển vào cuối mùa hè. Hình ảnh chụp năm 2021. (Ảnh: Reiko Takahashi).


Phía trên mặt nước, những tia sét rực sáng bầu trời đêm. Phía dưới mặt nước, một con sứa dường như phát sáng trong bóng tối của đại dương. Nhiều loài sứa tạo ra ánh sáng thông qua hiện tượng phát quang sinh học. Hình ảnh được chụp ngay tại Việt Nam vào năm 2021. (Ảnh: Phạm Huy Trung).


Sứa tự bảo vệ mình khỏi con người, thường là những người vô tình không để ý khi chúng trôi dạt lên bờ biển. Sứa sử dụng khả năng đốt bằng những xúc tu của mình. Bức ảnh ghi lại tại Tây Ban Nha năm 2012. (Ảnh: Albert Olle Callau).


Dường như mọc lên từ đáy biển, một con hải quỳ, họ hàng của san hô, chào đón một con sứa với màu cam vàng huỳnh quang rực rỡ. Địa điểm: Nga, 2021. (Ảnh: Viktor Lyagushkin).


Vài con cá non ẩn mình dưới chiếc ô của sứa khi chúng cùng nhau băng qua biển vào ban đêm. Hình ảnh chụp tại Florida (Mỹ) năm 2020. (Ảnh: Tom Shlesinger).


Ở vùng nước gần đảo Qaruh, cá chim cờ ăn những mảnh vụn trên thân sứa, có lẽ đang tìm kiếm những loài giáp xác nhỏ sống cùng sứa. Khoảnh khắc tại Kuwait vào năm 2022. (Ảnh: Suliman Alatiqi).


Hai sinh vật biển dường như trong suốt cùng bơi lượn trong làn nước gần núi lửa Vesuvius (Italy) phủ tuyết. Địa điểm: Italy, 2023. (Ảnh: Marco Gargiulo).

Cập nhật: 10/10/2024 Znews
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video