Hệ Mặt trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời, gồm 8 hành tinh chính quay xung quanh, 6 trong số các hành tinh này có vệ tinh riêng của chúng, cùng một lượng lớn các vật thể khác gồm các hành tinh lùn (như Diêm Vương Tinh), tiểu hành tinh, sao Chổi, bụi và plasma.
Hình ảnh Hệ Mặt trời được chụp bởi tàu vũ trụ Vpyager cho thấy 8 hành tinh chính Hệ Mặt trời nằm dài cạnh tinh vân Rosette và đường chân trời trên Mặt trăng.
Sao Hỏa là hành tinh nằm gần Trái đất nhất nhưng nó cũng cách chúng ta tới 69 triệu km. Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu làm sáng tỏ những bí ẩn trên hành tinh đỏ này bằng cách chứng minh khí hậu của nó có thể phù hợp với điều kiện sống tương lai của con người.
Dòng hạt mang điện được thổi từ Mặt trời tới gặp từ trường của sao Thổ tạo ra một vòng cực quang trên cực nam của hành tinh này. Không giống những cực quang xuất hiện trong chốc lát ở Trái đất, cực quang trên sao Thổ kéo dài trong nhiều ngày. Các nhà khoa cho thấy hình ảnh cực tím của cực quang sao Thổ, nhưng nó cũng nhấp nháy màu đỏ.
Sao Diêm Vương là 1 trong số 40 hành tinh lùn trong Hệ Mặt trời. Trong ảnh có thể thấy rõ 3 vệ tinh của nó là Charon, Nix và Hydra.
Được đặt theo tên vị Vua của các vị thần La Mã, sao Mộc là người khổng lồ trong Hệ Mặt trời. Nó có những sọc tối và sáng được tạo ra bởi gió đông tây thổi mạnh trên bầu khí quyển của nó. Ở những vùng này có các cơn bão lớn hoành hành trong nhiều năm trong đó có cơn bão "Great Red Spot" một cơn bão khổng lồ đã có ít nhất 3 thế kỷ .
Cảnh nhật thực toàn phần cho thấy hào quang rực rỡ của Mặt trời.
Thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt trời được chụp bởi tàu vũ trụ NASA (từ trên xuống dưới): sao Thủy, sao Kim, Trái đất và Mặt trăng, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
Tái tạo hình ảnh kích cỡ các hành tinh trong hệ Mặt trời