Ảnh: Mưa sao băng lớn nhất năm trên bầu trời thế giới

Những hình ảnh tuyệt đẹp về trận mưa sao băng Geminids được người yêu thích thiên văn khắp thế giới ghi lại.


Geminids bắt đầu xuất hiện từ ngày 4/12 đến 17/12 nên trên thực tế chúng ta có thể quan sát đợt mưa sao băng này cách đây vài ngày. Nhờ điều kiện thời tiết lý tưởng, người quan sát trên thế giới có thể chiêm ngưỡng và ghi lại hình ảnh trận sao băng Geminids lớn nhất năm 2018. Trong ảnh là vệt sao băng lướt qua bầu trời vào khoảng nửa đêm ở Australia. (Ảnh: BBC)

Geminids đứng đầu các trận mưa sao băng của năm bởi độ rực rỡ cũng như tần suất của nó. Nó có nguồn gốc từ vật thể 3.200 Phaethon.

Vật thể này là phần nhân của một sao chổi còn sót lại, bị gió mặt trời thổi hết lớp đá băng bên ngoài. 3.200 Phaethon trong quá khứ di chuyển cắt ngang qua quỹ đạo của Trái Đất và để lại một dải đá bụi. Trên hình là vệt sao băng được Jonas Yip ghi lại khi ngồi trên bãi biển Lance ở West Sussex, Anh. "Mặc dù trời lạnh nhưng vẫn chụp được vệt sao băng", anh nói.


Adam Tatton-Reid thích thú chia sẻ khoảnh khắc tuyệt đẹp ở Công viên quốc gia Brecon Beacons, xứ Wales. (Ảnh: BBC)


Trận mưa sao băng lớn nhất năm được quan sát từ Brecon Beacons, xứ Wales. (Ảnh: BBC)


Nhiếp ảnh gia Brian Moore ghi lại mưa sao băng Geminids trên hồ Canyon, Arizona, Mỹ. (Ảnh: BBC)


Mưa sao băng Geminid, sao chổi Wirtanen, cụm sao Pleiades, chòm sao Orion cùng được quan sát từ khu vực gần núi Diablo ở Arizona, Mỹ. (Ảnh: BBC)


Vệt sao băng kéo dài lướt trên sa mạc Al Quadra ở Dubai. (Ảnh: BBC)


Hình ảnh tuyệt đẹp được ghi lại ở Hampshire, Anh với sự xuất hiện của cụm sao Pleiades, chòm sao Kim Ngưu, sao Aldebaran, sao chổi và sao băng Geminids. (Ảnh: BBC)


Hình ảnh được ghi lại ở Tres Piedras, New Mexico. (Ảnh: Earth Sky)


Eliot Herman đến từ Tucson, Arizona, Mỹ cho biết chụp được hơn 100 vệt sao băng trong khoảng thời gian từ 2h30 tới 5h sáng 14/12, thời điểm ngắm sao băng Geminid đẹp nhất ở Mỹ. (Ảnh: Earth Sky)


Nhiếp ảnh gia Gilbert Vancell ghi lại hình ảnh bầu trời đêm với sao chổi 46P/Wirtanen ở bên trái, cạnh cụm sao Pleiades, cách không xa là vệt sao băng Geminid. (Ảnh: Earth Sky)


Sao băng thường chỉ được quan sát từ các khu vực tối nhưng Brotoiu Radu tới từ Breaza, PH, Romania may mắn quan sát được trận mưa sao băng lớn nhất năm từ chính khu phố thắp đèn sáng cạnh nhà. (Ảnh: Earth Sky)

Cập nhật: 16/12/2018 Theo Soha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video