Ảnh nổi bật thiên hà NGC 4036 gây sửng sốt khoa học

Gần đây, kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được một bức ảnh nổi bật về thiên hà NGC 4036, một thiên hà dạng thấu kính gây thích thú cho giới khoa học.

Thiên hà NGC 4036, còn được gọi là LEDA 37930, UGC 7005 hay IRAS 11588 + 6210, được phân loại là thiên hà dạng thấu kính. Nó nằm trong chòm sao Ursa Major, cách xa khoảng 80,2 triệu năm ánh sáng.

Thiên hà này thuộc về nhóm thiên hà LGG 266, cùng dạng với NGC 4041, IC 758, UGC 7009 và UGC 7019.


Nguồn ảnh: Phys.

Trước giờ, NGC 4036 được biết đến với những làn đường bụi bất thường tạo thành một mô hình xoắn ốc xoáy quanh trung tâm của thiên hà.

Lõi thiên hà được bao quanh bởi luồng khí nóng và bụi mở rộng, kéo dài ra ngoài không gian và tạo ra nhiều ánh sáng mờ ảo.

Phần hạt nhân của thiên hà này được xếp loại là hạt nhân loại thấp (Ion-hóa hạt nhân thấp), có nghĩa là nó có thể tạo ra các đường phát xạ đặc biệt cực thấp trong môi trường quang phổ.

Điểm thú vị là vào ngày 23/7/2007, một siêu tân tinh được gọi là SN 2007gi được nhà thiên văn học nghiệp dư Nhật Bản Koichi Itagaki phát hiện nằm gần phần phình trung tâm của thiên hà NGC 4036.

Cập nhật: 23/09/2018 Theo Kiến Thức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video