Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Hàn Quốc đã thực hiện các quan sát mới qua Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc, về một khu vực hình thành sao khổng lồ của thiên hà Milky Way.
Charles Kerton, phó giáo sư vật lý thiên văn học tại Đại học bang Iowa và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết. "Đám mây chặn ánh sáng và vì vậy chúng tôi phải sử dụng các quan sát hồng ngoại để nghiên cứu ."
Vùng hình thành sao trong thiên hà Milky Way này được gọi là CTB 102. Cách Trái đất khoảng 14.000 năm ánh sáng, nó được phân loại là một vùng HII, có nghĩa là nó chứa các đám mây nguyên tử hydro tích điện bị ion hóa.
Nguồn ảnh: Phys.
"Điều đó cho chúng ta biết khối lượng và cấu trúc của vật liệu trong môi trường liên sao ở đó", Kerton nói. Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc có khả năng quan sát ở độ phân giải cao, thăm dò các phân tử carbon monoxide trong các đám mây phân tử của khu vực thiên hà.
Các chuyên gia đã quan sát vùng hình thành sao này với quy mô kéo dài khoảng 180 năm ánh sáng, nó có khối lượng tương đương với khoảng 100.000 khối lượng của mặt trời. Tiếp theo, họ đã sử dụng dữ liệu hồng ngoại để xác định hàm lượng sao trẻ trong các đám mây phân tử.
Các chuyên gia phát hiện, một tiểu vùng của đám mây phân tử có hiệu suất hình thành sao từ 17% đến 37% (tùy thuộc vào cách tính khối lượng của tiểu vùng hình thành sao đó).