Ánh sáng hoàng đạo hiện rõ trong tuần

Từ hôm nay tới hết tuần người dân ở Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những khối sáng hình tam giác khá rõ ở chân trời.

National Geographic khẳng định người dân ở bán cầu bắc, trong đó có Việt Nam, có thể quan sát ánh sáng hoàng đạo một cách dễ dàng trong tuần này.

Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam, cho biết, ánh sáng hoàng đạo là hiện tượng một vùng sáng mờ hình tam giác xuất hiện ở chân trời phía đông trước khi mặt trời mọc hoặc chân trời phía tây ngay sau khi mặt trời lặn một vùng sáng mờ hình “tam giác”. Càng gần mặt trời thì nó càng sáng.


Ánh sáng hoàng đạo tại châu Phi vào tháng 7 năm nay. 
(Ảnh: National Geographic).

Do ánh sáng hoàng đạo xuất hiện gần thời điểm mặt trời lặn nên nhiều người sẽ nhầm tưởng nó là ánh sáng hoàng hôn của mặt trời. Vì thế nó còn được gọi là “hoàng hôn giả”.

Theo ông Phường, vật chất tạo nên hiện tượng ánh sáng hoàng đạo là các hạt bụi có kích thước rất nhỏ nằm trong mặt phẳng đĩa của hệ Mặt Trời, bao gồm cả “xác” của những sao chổi, tán xạ và phản xạ ánh sáng của Mặt trời.

Địa cầu và các thiên thể khác trong hệ Mặt Trời đều quay quanh mặt trời và dường như đều nằm trong một mặt phẳng hình đĩa với tâm là mặt trời. Vì vậy, từ trái đất chúng ta sẽ nhìn thấy hình chiếu của của hình đĩa này giống như một vệt vắt ngang bầu trời. Do đó, khi các hạt bụi bị tán xạ, hay phản xạ, ánh sáng mặt trời, chúng ta sẽ có dịp nhìn thấy một dải sáng mờ nằm dọc theo đường hoàng đạo, gọi là dải sáng hoàng đạo.

Vì ánh sáng hoàng đạo khá mờ nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy chúng vào thời điểm trước lúc mặt trời mọc và ngay sau khi mặt trời lặn.

Ở bán cầu bắc, ánh sáng hoàng đạo hiện ra rõ nhất lúc sáng sớm trước khi mặt trời mọc trong khoảng thời gian từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10. Lúc này góc tạo bởi đường hoàng đạo và đường chân trời là lớn nhất. Còn nếu chúng ta muốn ngắm vào lúc chập tối thì nên quan sát ngay sau khi mặt trời lặn trong khoảng thời gian giữa tháng 2 và tháng 4. Hiện tại trời tối khá nhanh nên chúng ta có thể quan sát dễ dàng.

Đối với bán cầu nam thì tình hình diễn ra trái ngược với bán cầu bắc.

Việt Nam nằm gần xích đạo nên đường hoàng đạo luôn xuất hiện khá cao so với đường chân trời. Vì vậy lúc nào chúng ta cũng có thể thấy được ánh sáng hoàng đạo. Tuy nhiên, để có thể nhìn thấy nó chúng ta phải chọn vùng quan sát thuận lợi. Đó là những nơi xa ánh đèn thành phố hoặc khu công nghiệp, tầm nhìn không bị cản trở bởi nhà cao tầng hay núi. Ngoài ra chúng ta chỉ có thể quan sát dễ dàng vào những đêm không có trăng.

Theo Vnexpress, Nationalgeographic
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video