Ảnh sao Hỏa “siêu nét” của "Tò mò"

Các nhà khoa học Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vô cùng hứng thú với bức ảnh sao Hỏa “không chỉnh hợp” siêu nét, vừa được robot “Tò mò” chụp và gửi về.


Bức ảnh siêu nét chụp chân núi Sharp bởi robot “Tò mò” - (Ảnh: Daily Mail)

Đây là bức ảnh sao Hỏa đầu tiên được chụp với thông số kỹ thật rất cao, thể hiện rõ ràng chi tiết lớp đá chân núi Sharp trên sao Hỏa.

Bức ảnh “không chỉnh hợp” này được chụp bởi ống tele 100mm. Đây cũng là những hình ảnh siêu nét đầu tiên cho thấy các lớp đất tại chân núi Sharp - các lớp khoáng chất thủy hợp.

Các nhà khoa học NASA gọi nó là bức ảnh “không chỉnh hợp” - một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ nơi có lớp trầm tích không xếp “gọn gàng” về phương diện địa chất so với phần phía trên nó.

Trước đây theo những hình ảnh chụp từ quỹ đạo, chân đồi Sharp có những lớp trầm tích giàu khoáng chất “ngậm nước” - thêm một bằng chứng cho thấy có nước và lớp ở phía trên chúng dường như thiếu khoáng chất.


Hình ảnh từ MastCam của robot “Tò mò” tiết lộ sự gián đoạn rõ ràng ở
những tầng địa chất trên và dưới đường chấm trắng nhỏ - (Ảnh: Daily Mail)

Nhưng giờ với “bức ảnh màu sắc” toàn cảnh sao Hỏa được chụp từ Mastcam của robot “Tò mò”, các nhà khoa học lại cho rằng dường như lớp trầm tích phía trên lại được thấy rõ ràng hơn so với lớp trầm tích dưới chúng. Tương tự như trên Trái đất ở những vùng địa chất có hoạt động của núi lửa.

Ngoài ra, bức ảnh siêu nét còn hé lộ chi tiết về ngọn núi cao khoảng 5km trên bề mặt sao Hỏa, nơi NASA sẽ tập trung nghiên cứu tìm bằng chứng về thành phần sự sống trên hành tinh đỏ này.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video