Hình thành từ thế kỷ 19, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất của Hà Nội xưa. Cùng xem lại những hình ảnh lịch sử quý giá về khu chợ này.
Chợ Đồng Xuân khi đang được xây dựng, khoảng năm 1889-1890. Chợ hình thành sau khi hai khu chợ cũ ở phố Hàng Đường và phố Hàng Buồm được giải tỏa.
Thời điểm này khu chợ chính đã được dựng mái tôn, xung quanh là các quầy lợp bằng lá thô sơ.
Cảnh buôn bán ở chợ Đồng Xuân xưa khi khu chợ chưa được xây dựng hoàn thiện.
Mặt trước chợ Đồng Xuân, khoảng năm 1889-1890.
Đường xe điện chạy qua mặt trước chợ, nhìn từ đầu phố Hàng Khoai.
Diện mạo mới của chợ Đồng Xuân sau quá trình xây dựng năm 1890. Chợ có năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Chợ Đồng Xuân năm 1930 trong bưu ảnh của Pháp.
Phố Hàng Khoai nằm bên hông chợ Đồng Xuân, khoảng thập niên 1920-1930.
Những chiếc xe quân sự đỗ phía trước chợ Đồng Xuân, đầu thập niên 1950.
Toàn cảnh mặt trước chợ Đồng Xuân thập niên 1950.
Chợ Đồng Xuân vào một ngày mùa đông năm 1976.
Tàu điện chạy qua chợ Đồng Xuân, thập niên 1980.
Một hình ảnh đầy hoài niệm về chợ Đồng Xuân năm 1989.
Chợ Đồng Xuân khoảng cuối thập niên 1980, khi vẫn còn 5 dãy. Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng.
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có quán Huyền Thiên - sau đổi thành chùa Huyền Thiên. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua. Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua. Ở góc tây bắc của chợ có đài Cảm Tử để kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến diễn ra vào năm 1946. |