Australia tìm ra công nghệ mới lọc nước ô nhiễm trong vài phút

Phó giáo sư Laichang Zhang, một nhà khoa học người Australia gốc Hoa tại khoa Cơ khí thuộc Đại học Edith Cowan, miền Tây Australia đã tìm ra phương pháp lọc nước ô nhiễm chỉ trong vài phút.

Theo ông Zhang, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano thay đổi cấu trúc nguyên tử của sắt để tạo ra dải "thủy tinh kim loại".

Công nghệ này đã liên kết các nguyên tử của kim loại nặng vào dải "thủy tinh kim loại," sẽ được dùng để lọc nước.


Phương pháp này không tạo ra cặn sắt trong nước và giá thành sản xuất rất rẻ, chỉ mất vài USD/kg.

Biện pháp lọc nước thải công nghiệp hiện nay sử dụng bột sắt thì lại tốn kém và để lại nhiều cặn trong quá trình lọc. Một nhược điểm của biện pháp này là bột sắt chỉ được dùng một lần trong quá trình lọc.

Trong khi đó, ông Zhang cho biết "thủy tinh kim loại" được hình thành từ các nguyên tử sắt mà các nhà khoa học phát triển có thể tái sử dụng tới 20 lần, không tạo ra cặn sắt trong nước và giá thành sản xuất rất rẻ, chỉ mất vài USD/kg.

Nhiều công ty khai khoáng quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới phát triển công nghệ lọc nước thải.

Theo ông Zhang, phát hiện này cũng mang lại lợi ích rất lớn cho ngành công nghiệp dệt của Trung Quốc, giúp họ có thể sản xuất nhanh hơn và thân thiện với môi trường hơn, đồng thời cho ra những sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ hơn.

Cập nhật: 17/08/2017 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video