Bạn mất một nửa số bạn bè trong 7 năm

Vẫn nói chuyện vui vẻ với ai đó gần đây? Vẫn có một người bạn tốt giúp bạn chuyển nhà? Bạn là một người hết sức may mắn nếu người bạn đó vẫn làm như thế trong 7 năm. Các nhà xã hội học thuộc Gerald Mollenhorst đã nghiên cứu ảnh hưởng của bối cảnh chúng ta gặp gỡ những người khác đối với mạng lưới xã hội của chúng ta. Một trong những kết luận rút ra là: bạn mất một nửa những thành viên gần gũi trong mạng lưới của mình trong vòng 7 năm.

Bạn chỉ có một gia đình nhưng bạn có thể chọn lựa bạn bè. Thật sao? Trong nhiều năm các nhà xã hội học đã tranh luận rằng ở mức độ nào mạng lưới xã hội cá nhân là kết quả của sự lựa chọn của bạn hay là bối cảnh mà bạn gặp gỡ một ai đó. Người bạn thân nhất của bạn liệu có là người bạn thân nhất hay không nếu hai người không cùng lớp trong 3 năm? Nếu bạn không làm quen với vợ của mình qua những người bạn, mà trong một quán bar nào đó, liệu cô ấy có trở thành vợ của bạn không? Để trả lời cho những câu hỏi như vậy, Mollenhorst thực hiện một khảo sát đối với 1007 người có độ tuổi từ 18 đến 65. 7 năm sau đó những người này được liên lạc một lần nữa và 604 người được phỏng vấn. Họ trả lời những câu hỏi như: Bạn nói chuyện với ai về những vấn đề cá nhân quan trọng? Ai giúp bạn với DIY tại nhà? Ai là người bạn thường gặp gỡ? Bạn biết người đó ở đâu? Và bạn thường gặp người đó ở đâu?

Giới hạn trong chọn lựa

Mollenhorst nghiên cứu liệu bối cảnh xã hội mà giao tiếp xảy ra có ảnh hưởng đến mức độ tương đồng giữa đối tác, bạn bè và người quen. Tác động của bối cảnh xã hội đối với sự tương đồng trong mối quan hệ sẽ mạnh hơn đối với những mối quan hệ hời hợt so với những quan hệ thân thiết hơn. Bạn thường ít kén chọn về việc lựa chọn người quen hơn so với lựa chọn đối tác. Trong quan hệ với đối tác, Mollenhorst phát hiện thấy nhiều sự tương đồng hơn so với quan hệ bạn bè.

 

Bạn mất một nửa những thành viên gần gũi trong mạng lưới của mình trong vòng 7 năm. (Ảnh: vtv)

Tuy nhiên, tác động của bối cảnh xã hội đối với sự tương đồng không khác biệt giữa đối tác, bạn bè và người quen. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của cơ hội gặp gỡ đối với thành phần xã hội của mạng lưới cá nhân. Với nghiên cứu của mình Mollenhorst khẳng định rằng mạng lưới cá nhân không được hình thành dựa hoàn toàn trên lựa chọn cá nhân. Những lựa chọn này bị giới hạn bởi cơ hội gặp gỡ. Một dấu hiệu khác cho điều này là thực tế con người thường chọn bạn từ một bối cảnh mà trước đó họ đã chọn một người bạn khác. Thêm vào đó, mức độ quen biết của những người bạn cũng phụ thuộc vào bối cảnh gặp gỡ.

Chủ nghĩa cá nhân

Rất nhiều nhà xã hội học cho rằng xã hội của chúng ta ngày càng mang tính chất cá nhân. Ví dụ, chúng ta thường phân biệt rạch ròi giữa công việc, câu lạc bộ và bạn bè. Mollenhorst nhận định rằng bối cảnh công cộng ví dụ như công việc hoặc hàng xóm và bối cảnh cá nhân thường trùng lên nhau.

Thêm vào đó, nghiên cứu của Mollenhorst cho thấy mạng lưới xã hội không thu hẹp như những nghiên cứu của Hoa Kỳ kết luận. Trong giai đoạn 7 năm, kích thước trung bình của mạng lưới xã hội cá nhân khá ổn định, Tuy nhiên, trong quá trình 7 năm đó, chúng ta thay đổi rất nhiều thành viên của mạng lưới. Chỉ khoảng 30% của những người bạn và đối tác vẫn có cùng một vị trí 7 năm sau đó. Chỉ khoảng 48% vẫn nằm trong mạng lưới. Vì vậy, hãy trân trọng những người bạn mình có.

Nghiên cứu của Mollenhorst là một phần của dự án Kết bạn ở đâu. Bối cảnh, sự giao tiếp, kết quả do Völker xây dựng. Bà nhận một tài trợ Vidi từ NWO năm 2001 và sử dụng để xây dựng dự án.

Nguồn: Tổ chức nghiên cứu khoa học Hà Lan

G2V Star (Theo PhysOrg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video