Bạn sẽ rất bất ngờ nếu biết cọng lông này thực là gì!

Khi bạn là chú côn trùng có kích cỡ còn nhỏ hơn một tinh thể muối thì thế giới vật lý quanh bạn sẽ trở nên vô cùng kì lạ.

Mời bạn hãy nhìn lại thật kĩ bức hình này, và thử đoán xem nó là cái gì? Bật mí chút xíu là nó thuộc về họ côn trùng có kích thước nhỏ nhất thế giới.


Nhìn chiếc lông này, bạn đoán nó là gì?

Bạn đã đoán ra chưa nhỉ? Nếu chưa, thì cũng sẽ không để bạn đợi lâu, đáp án đó chính là cánh, một chiếc cánh điển hình của họ ruồi tiên Mymaridae, mà cụ thể là chi ruồi Mymar. Đây là họ côn trùng bao gồm những loài rất nhỏ với kích thước cơ thể trung bình chỉ từ 0,5- 1 mm.


Ruồi tiên thuộc chi Mymar, họ Mymaridae.

Nhưng nếu để ý thì bạn sẽ thấy rằng đôi cánh này có phần hơi bị lạ. Nó khác với bất kỳ chiếc cánh nào bạn từng nhìn thấy - từ chim chóc đến chuồn chuồn và ruồi thường - chẳng loài nào giống như thế cả. Thậm chí nhìn qua, nào có ai nghĩ nó là cánh đâu cơ chứ.

Vậy với đôi cánh mà không giống cánh này, chúng bay lượn kiểu gì đây?

Trước hết, hãy nhớ rằng chúng là những con ruồi cực nhỏ, trong đó có những loài chỉ như một... tinh thể muối. Vậy nên thực ra thì đôi cánh ấy lại chính là một sự thích nghi tuyệt vời của ruồi tiên, để chúng có thể bay được với cơ thể tí hon của mình.

Cánh của các loài như chim, dơi, hay ong đều có đặc điểm chung là mảnh và rộng. Chúng giúp tăng diện tích tiếp xúc không khí và tạo lực nâng khi vỗ để các loài này bay lên. Tuy nhiên, đặc điểm khí động học thông thường này sẽ không áp dụng được với ruồi tiên, vì chúng nhỏ đến mức khiến không khí xung quanh chúng trở nên đặc quánh, giống như si rô.


So sánh giữa cánh ruồi tiên (trái) và cánh chuồn chuồn (phải).

Để dễ hình dung thì hãy ví dụ với nước, ở kích cỡ của con người thì nước là rất loãng. Chúng ta có thể dễ dàng nhúng mình vào bồn nước và đứng lên mà chẳng có vấn đề gì. Nhưng với một chú côn trùng như kiến thì khi bị một giọt nước rơi vào, chúng sẽ bị chết đuối trong đó mà chẳng thể thoát ra được.

Bởi kích thước càng nhỏ thì lực hút của các phân tử nước càng mạnh, khiến cho một giọt nước trở nên đặc quánh và dính như keo với côn trùng.


Việc bay đối với ruồi tiên lúc này sẽ gần giống như "bơi" trong một dung dịch keo hơn.

Quay trở lại với ruồi tiên. Với kích thước chỉ cỡ tinh thể muối của chúng thì ngay cả không khí cũng chẳng còn hành xử theo cách thông thường mà chúng ta biết. Bạn sẽ cảm nhận cơ thể như đang chìm trong một "biển sirô" không khí, theo đúng nghĩa đen!

Việc bay đối với ruồi tiên lúc này sẽ gần giống như "bơi" trong một dung dịch keo hơn là những cú lượn tao nhã của loài chim. Chúng phải dùng sức bấu víu và kéo vào không khí để di chuyển.


Những sợi lông dài ở đầu mút cánh có tác dụng giảm sự hỗn loạn dòng khí và tăng lực kéo khi bay.

Vì vậy, đôi cánh của những loài này đã biến đổi thành hình dạng dài và gầy giống một chiếc mái chèo, nhưng rất khỏe để có thể đập lên tới hàng trăm lần mỗi giây. Những sợi lông dài ở đầu mút cánh có tác dụng giảm sự hỗn loạn dòng khí và tăng lực kéo khi bay.

Tất cả những đặc điểm tiến hóa đó thoạt trông có vẻ kì lạ cho một chiếc cánh, nhưng đó là bởi chúng ta đang đánh giá dưới góc nhìn của một con người "khổng lồ". Còn với ruồi tiên, đôi cánh này thuận tiện thực sự, và nó chẳng cần bất kỳ thứ gì khác nữa.

Vậy mới thấy, thế giới tự nhiên kỳ lạ quá chứ. Một đôi cánh kỳ cục thế mà cũng bay được cơ.

Cập nhật: 06/12/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video