Bằng cách nào quần đảo Galapagos thay đổi thế giới?

Quần đảo Galapagos có một hệ động vật kỳ dị với các loài động vật hiếm đặc hữu của các vùng núi lửa nằm cô lập trên Thái Bình Dương. Đây là quần đảo được nhiều nhà sinh thái học quan tâm, vào thế kỷ 19 sự sống trên chính quần đảo này là minh chứng thiết yếu cho nghiên cứu có ảnh hưởng rộng rãi về tiến hóa loài của Charles Darwin.

Darwin (và một số đồng nghiệp) đã nghi ngờ về bản chất của việc hình thành loài trong nhiều năm trước đó và củng cố lý thuyết của mình trong những năm sau này, nhưng hệ động vật tuyệt vời tại Galapagos là yếu tố cơ bản hình thành nên thuyết chọn lọc tự nhiên, làm thay đổi mãi mãi nền sinh học và làm dấy lên nhiều tranh cãi cho đến ngày nay.

Quần đảo tách biệt tạo nên các loài độc nhất vô nhị

Khi nhà tự nhiên học trẻ tuổi người Anh đặt chân đến Galapagos tại đảo San Cristobal năm 1835, ông đã so sánh vùng đất bụi bặm và nóng bức này với địa ngục, và hết sức sửng sốt trước các động vật kỳ lạ có vẻ như không hề e sợ những người khách lạ.

Đó là lẽ dĩ nhiên, vì cuộc sống hoang dã tại Galapagos hầu như không có liêc lạc với con người, vì vậy không có lý do gì để e sợ.

Khi Galapgos được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1535, động vật trên đảo đã có hàng nghìn năm thích nghi với điều kiện ở đó. Nằm cách bờ biển phía Tây của Nam Mỹ khoảng 500 dặm, điều kiện đặc biệt tại quần đảo cô lập này đã tạo ra một quần thể loài không giống nơi nào trên trái đất, chỉ khác nhau chút ít giữa đảo này và đảo khác. Ví dụ, rùa khổng lồ trở nên to lớn vì tổ tiên nhỏ bé của chúng bơi đến vùng đảo này không phải trốn tránh loài ăn thịt nào.

Sinh vật trên đảo Galapagos hoang sơ và bí ẩn. (Ảnh: touriz)

Darwin quan sát rùa khổng lồ (và thật không may ông đã ăn rất nhiều loài sinh vật này), giông mào, và sư tử biển trên Galapagos, tuy nhiên sự đa dạng của các loài chim ở đây mới là điều khiến ông đặc biệt chú ý. 85% các loài chim ở Galapagos không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác, bao gồm cả giống chim họ sẻ.

Mỏ chim phát triển từ chọn lọc tự nhiên

Mười ba loài chim họ sẻ là đặc hữu của Quần đảo Galapagos, chúng có vẻ ngoài tương tự nhau ngoại trừ hình dáng và kích cỡ riêng biệt của mỏ. Với mỏ khác nhau, chúng có thể lợi dụng nguồn thức ăn đặc biệt trên từng hòn đảo riêng biệt. Một số ăn giống như chim gỗ kiến, một số dùng mỏ để đào sâu bỏ từ các lỗ, và số khác ăn những con ve và con tích ký sinh trên lưng rùa.

Năm 1835, trong vòng hơn 5 tuần Darwin đã quan sát cẩn thận các giống chim lạ kỳ trên từng hòn đảo, nhưng chưa tìm ra điều gì đặc biệt về tiến hóa trên Glapagos, khác với những gì chúng ta tưởng.

Đến năm 1839, sau khi so sánh ghi chép của mình với các đồng nghiệp, sự quan sát của Darwin hình thành nên một lý thuyết với cái tên – chọn lọc tự nhiên. Mỗi sinh vật sống mà Darwin liệt kê đã thích nghi với môi trường cụ thể của nó qua nhiều thế hệ vì tổ tiến của nó có những đặc tính thích hợp cho sự tồn tại của bản thân cũng như con cháu.

Ý tưởng rằng động vật phát triển một cách dần dần từ đơn giản đến phức tạp không phải là điều mới mẻ - các nhà tự nhiên học đã đưa ra lý thuyết này vào cuối thế kỷ 18 – nhưng “làm thế nào” quá trình biến đổi này diễn ra khiến các nhà khoa học không thể giải thích nổi. Chọn lọc tự nhiên, được trình bày một cách sống động trên Quần đẩo Galapagos, đã nối liền những điểm còn thiếu.

Với cơ sở cần thiết có sẵn, Darwin tiếp tục thu thập chứng cứ để chứng minh quan điểm rằng quan sát của ông trên đảo Galapagos có thể áp dụng cho toàn bộ các loài động vật, kể cả người. Chỉ 20 năm sau đó, ông mới cảm thấy đủ yên tâm để công bố công trình nghiên cứu của mình trong quyển “Nguồn gốc các loài”.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video