Băng y tế có khả năng làm lành vết thương bằng cách... hút vi khuẩn

Đây có thể sẽ là một phát minh nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại những nước kém phát triển.

Các nhà khoa học đã phát minh ra được băng y tế tự làm lành viết thương

Băng y tế đóng vai trò quan trọng trong việc sơ cứu những vết thương chảy máu ngoài da trên cơ thể người, chúng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong cơ thể và gây nhiễm trùng vết thương. Mặc dù vậy, nếu không kịp băng bó kịp thời thì mọi chuyện có thể đã là quá muộn. Mới đây các nhà khoa học đã sáng chế ra một loại băng y tế hoàn toàn mới có khả năng đặc biệt: hút sạch khi khuẩn trong khu vực vết thương và chỉ cần tháo băng là loại bỏ được gần như toàn bộ các loại vi khuẩn gây hại.


Chảy máu đã có băng y tế hoặc gạc cầm máu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học công nghệ Swinburne (Australia) đã phát triển thành công loại băng y tế này với hi vọng tạo ra một bước đi đột phát trong quy trình sơ cứu vết thương thông thường, mặc dù vậy họ mới chỉ thử nghiệm phát minh này trên các mẫu vật nhân tạo chứ chưa có kết quả thực nghiệm trên người. Dựa trên báo cáo của 2 tạp chí Applied Materials & Interfaces và Biointerfaces, đội ngũ nghiên cứu đã tập trung vào 2 loại vi khuẩn là tác nhân chính cho việc vết thương bị nhiễm trùng là Escherichia coli Staphylococcus aureus.

Loại băng y tế mới này là một tấm lưới polyme (poly axit acrylic), với mỗi sợi có kích thước bằng 1/100 sợi tóc bình thường của con người và đều được mạ điện thông qua việc sử dụng một vòi phun điện. Khi thử nghiệm với vi khuẩn Staphylococcus aureus, các nhà khoa học đã phát hiện loại vi khuẩn này dễ dàng bị hút về phía tấm lưới polyme đã được mạ điện. Thậm chí, các vi khuẩn này còn dính với nhau thành 1 chuỗi khi bám chặt vào bề mặt của lưới.


Mô phỏng hoạt động của loại băng y tế hút vi khuẩn mới.

Trong khi đó, vi khuẩn Escherichia coli (còn gọi là E.Coli) lại tỏ ra cứng đầu với lưới làm từ axit acrylic, các nhà khoa học đã phải thử nghiệm các hợp chất khác và phát hiện nếu bọc các sợi lưới này bằng Allylamine (C₃H₅NH₂) thì cho hiệu quả tích cực ngay lập tức. Hiện tại, đội ngũ nghiên cứu đã phối hợp với đại học Sheffield (Anh) để tiến hành thử nghiệm phát minh này trên các loài động vật và con người.

Martina Abrigo, tác giả của ý tưởng này, cho biết: "Những vết xước thông thường mà bạn hay gặp phải không cần thiết phải sử dụng loại băng này, nhưng không ít người trên thế giới có hệ miễn dịch bị suy yếu so với người khác và các vết thương hở của họ thường trở nên nghiêm trọng hơn so với người bình thường".

Theo dự kiến, loại băng y tế này sẽ kết thúc quá tình thử nghiệm của mình vào đầu năm 2016 trước khi nghiên cứu việc sản xuất đại trà. Đây có thể sẽ là một phát minh nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại những nước kém phát triển.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video