Bão Freddy là cơn bão nhiệt đới kéo dài lâu nhất trong lịch sử

Theo phóng viên tại châu Phi, ngày 1/7, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tuyên bố bão nhiệt đới Freddy - kéo dài 36 ngày, gây thiệt hại về người và kinh tế ở Đông Nam châu Phi từ tháng 2 đến tháng 3/2023 - là cơn bão dài nhất từng được ghi nhận.


Khu vực bị bão Freddy tàn phá tại Blantyre, Malawi ngày 14/3/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).

Một ủy ban quốc tế gồm các chuyên gia của WMO xác nhận Freddy duy trì trạng thái bão nhiệt đới 36 ngày và đây là kỷ lục thế giới mới về thời gian tồn tại dài nhất của một cơn bão nhiệt đới. WMO nhấn mạnh Freddy đã "truất ngôi" John - cơn bão hình thành ở Bắc Thái Bình Dương vào năm 1994 và duy trì trạng thái bão nhiệt đới trong 714 giờ (29,75 ngày). Hiện John vẫn là cơn bão nhiệt đới có hành trình xa nhất với 13.159km, trong khi Freddy di chuyển qua 12.785km.

Mặc dù, WMO không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp nào giữa “tuổi thọ” đặc biệt của Freddy với tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra. Tuy nhiên, trên chuyên trang bão nhiệt đới, WMO nhấn mạnh rằng: “biến đổi khí hậu không chỉ liên quan đến khả năng xuất hiện các cơn bão lớn ngày càng tăng, mà còn liên quan đến sự gia tăng trực tiếp sức mạnh hủy diệt của chúng”.

Thành viên ủy ban của WMO, đồng thời là chuyên gia về bão nhiệt đới làm việc tại trường Đại học Wisconsin (Mỹ) - ông Chris Velden, nhấn mạnh: “Freddy là cơn bão nhiệt đới đáng chú ý, không chỉ vì thời gian kéo dài của nó mà còn vì khả năng tồn tại qua nhiều tương tác trên mặt đất, điều này không may đã gây ra hậu quả đáng kể cho người dân ở Đông Nam châu Phi”. Do di chuyển gần đất liền trong 1 khoảng thời gian dài, Freddy đã tạo ra sự tàn phá đặc biệt nghiêm trọng ở Madagascar, Malawi và Mozambique.

Theo WMO, Malawi đã phải hứng chịu tác động đặc biệt nặng nề của cơn bão này với hơn 1.200 người thiệt mạng hoặc mất tích và hơn 2.100 người bị thương. Cơn bão xảy ra vào thời điểm đất nước này đang hứng chịu đợt dịch tả nghiêm trọng và tạo thêm nhiều khó khăn cho người dân với những trận mưa xối xả gây lũ lụt.

Tại Mozambique, hơn 1,3 triệu người bị ảnh hưởng, với hơn 180 người thiệt mạng.

Ở Madagascar, gần 200.000 người bị ảnh hưởng bởi tác động của hiện tượng này.

Theo WMO, nếu không có cảnh báo thời tiết do Météo-France đưa ra từ trung tâm khu vực Reunion (một hòn đảo của Pháp ở Ấn Độ Dương), cho phép thực hiện sơ tán, phòng ngừa và chuẩn bị sẵn thực phẩm, thì tổn thất về người sẽ còn nặng nề hơn nữa.

Cập nhật: 02/07/2024 Báo Tin tức/TTXVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video