Bão mặt trời có xuất hiện ngày 9 tháng 9?

Lãnh đạo viện từ tính trái đất, tầng điện ly, sóng điện từ (ISMIRAN) Sergei Gaidas cho biết trên Ria Novosti rằng, việc xuất hiện 2 tia lửa lớn phía trong mặt trời có thể gây ra bão từ trên Trái đất vào thứ 6 ngày 9/9.

>>> Những điều cần biết về bão mặt trời
>>> Bão mặt trời tàn phá mạnh hơn trong vài thập kỷ tới

Ông nói rằng: “những ngày qua đã có sự biến đổi của sóng hoạt tính mặt trời. Ngày hôm qua nó ở mức 5.5M, và tới đêm là ở mức 2.2X. Cả 2 mức này đều diễn ra ở khu vực hoạt động 1283 mà bây giờ gần như là ở trung tâm của mặt trời, điều này có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng tới Trái đất”.

Sóng Mặt trời phụ thuộc vào tốc độ bức xạ của tia rơnghen, được chia làm 5 lớp: A, B, C, M, X. Lớp thấp nhất A0.0 tương đương với tốc độ bức xạ quỹ đạo trái đất là 10 Nanowatt trong 1m2. Việc vượt qua lớp cuối cùng nghĩa là tốc độ bức xạ đã tăng lên gấp 10 lần.

Theo ông Gaidas, ngày hôm qua dòng photon của mặt trời đã tăng, mặc dù chưa tới mức nguy hiểm cho kĩ thuật vũ trụ. Tốc độ tăng của nó còn tiếp tục.

“Sau một vài ngày dòng plasma mặt trời sẽ tới trái đất, vì thế người ta dự đoán hoạt động của nó sẽ tăng lên từ ngày 9 tới 11/9 và có thể xuất hiện bão mặt trời, hay gọi là bão từ”- ông cho biết thêm.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video