Bão Mặt trời di chuyển với tốc độ hơn 500 km/giây được dự đoán là sẽ va chạm vào Trái đất trong vài ngày tới. Các nhà khoa học cảnh báo tác động của nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến công nghệ vệ tinh của Trái đất.
Các nhà nghiên cứu cho biết một lỗ hổng ở khu vực xích đạo của bầu khí quyển Mặt trời đã xuất hiện. Lỗ hổng này phun ra các hạt Mặt trời với tốc độ 500 km/giây, hay 1,8 triệu km/giờ. Thật không may, Trái đất của chúng ta nằm trong đường đi trực tiếp của dòng hạt này.
Cơn bão Mặt trời này đã được phân loại là cơn bão cấp G1.
Các nhà dự báo cho rằng dòng chảy này sẽ va vào Trái đất vào những ngày đầu tháng 5 và nó có thể ảnh hưởng đến công nghệ vệ tinh của Trái đất. Nó đã được phân loại là cơn bão cấp G1 có thể dẫn đến sự dao động của mạng lưới điện và có thể có tác động một phần đến hoạt động của vệ tinh. Nhà thiên văn học Tony Phillips đã viết trên trang Space Weather của mình: "Các cơn bão địa từ nhỏ cấp G1 có thể xảy ra vào đầu tháng 5 khi một luồng gió Mặt trời và sẽ va vào từ trường của Trái đất. Vật chất khí này di chuyển nhanh hơn 500 km/s từ một lỗ hổng xích đạo trong bầu khí quyển của Mặt trời".
Một lỗ hổng ở vùng xích đạo của bầu khí quyển Mặt trời đã xuất hiện.
Cơn bão Mặt trời này đang là một chủ đề được quan tâm bởi rất nhiều nhà nghiên cứu. Thêm vào đó, một số chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo rằng con người đang gặp phải một vấn đề lớn khi sẽ có thêm nhiều cơn bão tương tự như vậy với cường độ mạnh hơn "tới thăm" trong tương lai. Mặt trời đang phóng ra những tia Mặt trời thổi vào không gian từng giây từng phút.
Một số tia sáng Mặt trời này vẫn thường xuyên va vào Trái đất và phần lớn là vô hại đối với hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, Mặt trời cũng có thể phóng ra các tia sáng Mặt trời mạnh đến mức có thể làm tê liệt công nghệ của Trái đất. Các nghiên cứu trước đây đã tiết lộ rằng trung bình cứ 25 năm, Mặt trời lại phát ra một tia sáng Mặt trời cực mạnh, và lần cuối cùng chạm vào Trái đất là vào năm 1989. Cơn bão này đã làm mất điện ở Quebec, Canada. Ngoài ra, một cơn bão Mặt trời cường độ cao có thể phá hủy các hệ thống vệ tinh, vì sự bắn phá của các hạt Mặt trời có thể mở rộng từ quyển của Trái đất, khiến tín hiệu vệ tinh khó xuyên qua hơn.
Một số chuyên gia đã cảnh báo một cơn bão Mặt trời là vấn đề không thể tránh khỏi.
Mặc dù không thể dự đoán khi nào và ở đâu một cơn bão Mặt trời khổng lồ có thể ập đến, nhưng nó là điều không thể tránh khỏi trong tương lai. Do đó, các chuyên gia đã cảnh báo về sự thiếu chuẩn bị cho một sự kiện thời tiết không gian cực đoan, sẽ có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng và gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng. Công ty tư vấn rủi ro Drayton Tyler cho biết: "Siêu bão mặt trời là một sự kiện chúng ta bắt buộc phải đón nhận. Trong trường hợp xấu nhất, chi phí trực tiếp và gián tiếp có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD với thời gian phục hồi lên tới nhiều năm chứ không chỉ vài tháng".