Trong khi Trái Đất đang phải đối mặt với hàng loạt cơn siêu bão và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thì cảnh báo về cơn bão mặt trời mạnh nhất thập kỷ lại được đưa ra.
Theo CTV News, từ tuần trước mặt trời đã bắt đầu phóng ra những luồng bức xạ mạnh ổn định, khiến trung tâm dự báo thời tiết không gian NOAA phải đưa ra cảnh báo về một cơn bão địa từ.
“Giai đoạn này các đợt phun trào trên mặt trời là rất hiếm nhưng lịch sử đã chứng minh chúng vẫn có thể có sức mạnh không ngờ”, NASA cho biết.
Sự phun trào có thể phóng ra một loạt các năng lượng điện từ.
Một vụ phun trào trên mặt trời, hay bão mặt trời, xảy ra khi năng lượng từ trường trong vùng lân cận của vết đen trên mặt trời bị giải phóng, làm xuất hiện một điểm cháy sáng trên mặt trời trong khoảng thời gian 10 phút hoặc ít hơn.
Sự phun trào có thể phóng ra một loạt các năng lượng điện từ, từ tia X nhìn thấy được cho đến các tia gamma nhiều năng lượng hơn. Tác động của hiện tượng này có thể bao gồm khiến hành khách trên bay bay trải qua bức xạ cao hơn thường lệ, dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
Bão mặt trời được chia làm các loại A, B, C, M, X dựa theo quy mô, hạng sau mạnh gấp 10 lần hạng trước. Mỗi tia phun trào đều được gắn thêm một con số biểu thị thêm thông tin, ví dụ một tia X3 sẽ mạnh gấp 3 lần tia X1.
Theo CNN, một số vụ phun trào ở mức M và X đã xảy ra trong suốt tuần qua, với đỉnh điểm là vụ phun trào X9.3 ngày 6/9. Vụ nghiêm trọng thứ hai là X8.2 diễn ra ngày 10/9. Trước đó, vụ bão mặt trời mạnh nhất từng được ghi lại là X28 diễn ra vào năm 2003.
Các vụ phun trào trên mặt trời ngày 10/9/2017. (Ảnh: NASA).
Mọi thứ sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi bão mặt trời tương tác với các vệ tinh gây nên gió mặt trời (CME), một đám mây khổng lồ sóng plasma mặt trời được các đường từ trường bao quanh. Đây là lúc mọi thứ trở nên nguy hiểm.
Khi gió mặt trời tác động trực tiếp đến Trái Đất, các hạt ion hóa có thể va đập khiến từ trường bao quanh Trái Đất biến dạng, gây nên bão địa từ. Bão địa từ ảnh hưởng đến vệ tinh, hệ thống định vị và hệ thống truyền thông trên thế giới, làm tăng cường hiện tượng Bắc Cực quang. Năm 1989, một cơn gió mặt trời đã khiến Quebec và miền đông bắc nước Mỹ mất điện trong suốt 9 tiếng đồng hồ.
Theo CTV News, những đợt phun trào bức xạ mặt trời lớn như ngày 6/9 hoàn toàn có thể gây ra gió mặt trời (CME).