Bắt gặp cảnh tượng siêu hiếm trong vũ trụ: Hố đen siêu khổng lồ đang nuốt chửng một ngôi sao

Mỗi tâm thiên hà đều có một hố đen siêu khổng lồ, với khối lượng gấp hàng triệu, thậm chí hàng tỉ lần Mặt trời.

Hố đen vũ trụ - dành cho những ai chưa biết - là một vùng không thời gian có khối lượng khổng lồ, nhưng được nén vào một không gian rất hẹp. Chính vì vậy, lực hấp dẫn của hố đen là vô cùng lớn, không cho phép bất kỳ thứ gì thoát ra, kể cả ánh sáng. Nếu đặt hố đen cạnh một ngôi sao, ngôi sao ấy sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng.

Sự kiện hố đen "dùng bữa" (gọi tắt là TDE - tidal disruption event) dù diễn ra thường xuyên, nhưng để con người chúng ta quan sát được thì là vô cùng hiếm. Vậy mà mới đây, các chuyên gia tại ĐH Virginia đã bắt gặp được cảnh tượng siêu hiếm ấy, mà cụ thể đó là một hố đen khổng lồ đang nuốt trọn một ngôi sao, nằm cách chúng ta 150 triệu năm ánh sáng.


Hố đen khổng lồ đang nuốt trọn một ngôi sao, nằm cách chúng ta 150 triệu năm ánh sáng.

Cụ thể, nhóm chuyên gia sử dụng sóng radio và kính tiềm vọng hồng ngoại, quan sát một vùng thiên hà giao nhau mang tên Arp 299. Tại đây, có một hố đen khổng lồ đang "xé xác" ngôi sao có khối lượng gấp 2 lần Mặt trời, tạo ra cảnh tượng thực sự hung hiểm.

Các chuyên gia cho biết lượng vật chất bị hút ra từ ngôi sao này đã tạo thành một khối xoáy xung quanh hố đen, phát ra tia X cùng các dòng vật chất với tốc độ ánh sáng. Và đặc biệt, hố đen này có khối lượng gấp 20 triệu lần Mặt trời của chúng ta.

"Trước đây chúng ta chưa từng quan sát được quá trình hình thành các dòng vật chất này" - trích lời Miguel Perez-Torres - chuyên gia từ Viện Vật lý thiên văn Andalusia tại Granada (Tây Ban Nha) cho biết.

Được bết, sự tồn tại của hố đen này được xác nhận vào cuối tháng 1/2005, bằng sự hỗ trợ của kính tiềm vọng William Herschel tại đảo Canary. Khi đó, nhóm chuyên đã nhận thấy một chùm hồng ngoại phát ra tại hạt nhân khu vực Arp 299. Đến giữa tháng 7/2005, lại có một nguồn sóng radio phát ra, cũng từ địa điểm trên.


Chùm hồng ngoại phát ra tại hạt nhân khu vực Arp 299.

Tiếp tục quan sát, nguồn phát ra sóng radio này bắt đầu tỏa về một hướng. Đó là bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của một dòng vật chất.

Tốc độ của dòng này ước tính chỉ bằng 1/4 tốc độ ánh sáng, nhưng may mắn là nó không bị lõi Arp 299 hấp thụ. Và nay, sau nhiều năm thu thập dữ liệu, họ đã xác nhận và quan sát được cảnh tượng này.

"Thông thường các siêu hố đen luôn ở trong trạng thái tĩnh, không "ăn uống" gì hết".

"Hiện tượng TDE mới phát hiện này có thể cho chúng ta cơ hội hiểu biết nhiều hơn về quá trình hình thành các dòng vật chất. Trên thực tế, các dòng này thường xuất hiện khi các vụ nổ siêu tân tinh (supernova) diễn ra".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Mỗi thiên hà đều sẽ có một siêu hố đen ở tâm, với khối lượng gấp hàng triệu, thậm chí là hàng tỉ lần so với Mặt trời. Khi nó rút vật chất từ một ngôi sao, khối lượng vật chất sẽ tạo thành một cái đĩa bao quanh hố đen, kèm theo các dòng hạt siêu nhanh đi ngược trở ra.
Cập nhật: 16/06/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video