Các nhà khoa học cho biết, kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra một mặt trăng mới trong Hệ Mặt trời của chúng ta.
Theo ScienceWorldReport, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã phát hiện và xác định một mặt trăng mới bao quanh hành tinh lùn lớn thứ ba được biết đến là OR10 trong Hệ Mặt trời. Hành tinh lùn này được biết đến như là một vật thể ngoài Hải Vương tinh (Trans-Neptunian, viết tắt là TN0) và trước đây người ta cho rằng nó không có mặt trăng.
Các nhà khoa học đã bắt đầu nghĩ rằng hành tinh lùn có thể có mặt trăng bởi vì nó đang quay chậm hơn những gì chúng ta đã nhìn thấy qua kính thiên văn Kepler. Điều này chỉ ra rằng mặt trăng có thể tác động làm giảm tốc độ quay của nó. Họ phát hiện ra rằng, năm 2007 OR10 cần khoảng 45 giờ để hoàn thành một vòng quay trong khi bình thường thời gian này chỉ khoảng 24 giờ.
Hành tinh lùn OR10 và mặt trăng của nó nằm ở vành đai Kuiper.
Sau đó, các nhà khoa học nhìn vào những hình ảnh chụp được bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble. Họ phát hiện ra rằng có mặt trăng trong hình ảnh của hành tinh lùn OR10 thông qua các quan sát trong năm 2009 và 2010. Vấn đề là ban đầu mặt trăng này không được chú ý.
Csaba Kiss, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Konkoly ở Budapest và là người dẫn đầu nghiên cứu này nói rằng ban đầu các nhà khoa học bỏ lỡ mặt trăng trong hình ảnh của Hubble bởi vì nó rất mờ nhạt. Sau đó, họ sử dụng các phép đo nhiệt độ của hành tinh lùn thông qua Đài quan sát Herschel Space Observatory. Họ xác định được đường kính của mặt trăng này khoảng 150 dặm đến 250 dặm.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng hành tinh và mặt trăng của nó nằm ở vành đai Kuiper, một vùng đất còn lại đang đóng băng do hình dạng của hệ mặt trời từ 4,6 tỷ năm trước. Họ khẳng định rằng hầu hết các hành tinh lùn trong vành đai Kuiper đều lớn hơn 600 dặm. Theo TeCake, phát hiện ra vệ tinh mặt trăng này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự phát triển của những vệ tinh trong các hệ mặt trời.