Với ngoại hình lai tạp giữa nhiều loài, con vật dưới đây sở hữu vẻ bề ngoài không mấy bắt mắt. Thậm chí theo ý kiến nhiều người, nó là loài động vật xấu xí nhất hành tinh.
Ở khu vực Nam châu Phi và sa mạc Sahara từng tìm thấy một sinh vật vô cùng đặc biệt. Nó có vẻ ngoài pha tạp giữa nhiều loài và trông không dễ nhìn chút nào. Chẳng hạn như mõm giống lợn nhưng hơi dài, tai giống thỏ, đuôi lại giống kangaroo, nhưng bề ngoài trơn nhẵn, chân thô, nhọn như một con thú ăn kiến. Loài được nhắc đến ở đây là lợn đất, tên khoa học là Orycteropus afer.
Lợn đất là loài động vật có vú sinh sống ở châu Phi, điều đặc biệt là lợn đất không có họ hàng gần trong tự nhiên. Loài động vật kỳ lạ này có cơ thể của một con thú ăn kiến, tai thỏ, mõm lợn và đuôi của kangaroo. Chính vì thế, chúng được coi là loài lợn quái dị nhất hành tinh.
Họ hàng nhà lợn đều có sức sống mãnh liệt, sinh sản tốt, nhưng loài này lại đang ở trên bờ vực tuyệt chủng. Các nhà khoa học cùng các chính phủ ở châu Phi đã phải vào cuộc quyết liệt hồi cuối thế kỷ 20 để bảo tồn chúng. Chúng được coi là một trong những loài thú lạ lùng nhất thế giới.
Lợn đất được coi là một trong những loài thú lạ lùng nhất thế giới.
Lợn đất là đại diện duy nhất của bộ động vật răng ống. Răng lợn đất gồm những cái ống nhỏ xíu nằm cạnh nhau. Chúng có trọng lượng khá khiêm tốn. Lợn đất trưởng thành nặng cỡ 20-40kg, dài 1,5m, đuôi của nó có thể dài tới 53.34 cm - 58.42 cm. Ít người nhìn thấy lợn đất, vì chúng rất nhát.
Với bộ móng rất mạnh, sắc, chúng đào hang rất tài tình. Lợn đất thường đào hang ở đồng cỏ, nơi không có con người qua lại, hoặc đào hang trong rừng sâu, đất mềm. Hang động của nó có nhiều ngóc ngách. Hệ thống hang của một con lợn đất dài đến cả chục mét.
Lợn đất là loài sống một mình, chúng chỉ sống với các con khác vào mùa sinh sản mà thôi. Mỗi năm lợn đất chỉ sinh nở duy nhất 1 lần. Sau khi sinh con, lợn đất sẽ sống trong hang đất suốt 6 tháng với con non, chờ đến khi con có thể tự đào hang.
Rất ít người nhìn thấy lợn đất vì chúng rất nhát.
Ban ngày chúng tìm cách lẩn trốn ở chỗ sâu nhất trong hang, đêm mới mò đi kiếm ăn. Món khoái khẩu của lợn đất là các loài kiến và mối. Cái lưỡi dài và dính là công cụ bắt kiến, mối rất hiệu quả. Vì vậy, lợn đất còn được gọi là "thú ăn kiến châu Phi". Da của lợn đất rất dày giúp chúng tránh bị côn trùng cắn.
Nó sử dụng cái mũi thính nhạy để tìm kiếm thức ăn. Vào ban đêm, chúng có thể di chuyển từ 10 đến 30km, lang thang theo hình zíc zắc dọc theo những con đường quen thuộc. Gặp tổ kiến, nó dùng móng vuốt cào một lỗ nhỏ, rồi ủi mũi vào trong, dùng cái lưỡi vừa dài vừa dính để liếm kiến vào bụng. Trong lúc ăn lợn đất có thể bịt chặt lỗ mũi lại để tránh bụi và kiến. Lợn đất có thể ăn đến 50.000 con mối trong một đêm. Khi không có kiến, mối nó đành xơi tạm các loại côn trùng khác, thậm chí ăn cả hoa quả, các loại hạt.
Một con lợn đất có thể di chuyển 16 – 30 km trong một đêm để tìm kiếm thức ăn.
Loài vật này sử dụng kỹ năng đào hang tuyệt vời của mình để tạo ra môi trường sống an toàn cho bản thân. Không chỉ vậy, những cái hang do lợn đất đào không chỉ đóng vai trò là nhà của chúng mà còn trở thành nơi ẩn náu của các loài động vật khác.
Trên vùng đất châu Phi, nhiều loài động vật nhỏ như thằn lằn, trăn, rắn hổ mang, lửng mật, lợn lòi và thậm chí cả những động vật lớn như sư tử và báo hoa mai có thể sử dụng các hang động do lợn đất đào làm nơi trú ẩn tạm thời để tránh những kẻ săn mồi hoặc thời tiết khắc nghiệt.
Một số loài động vật chọn xây tổ trong hang do lợn đất đào để bảo vệ con non hoặc trứng của chúng khỏi những kẻ săn mồi. Sự lựa chọn này không chỉ mang đến môi trường ấp trứng và phát triển an toàn hơn mà còn giảm nguy cơ bị săn mồi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của sự sống mới.
Ở một số khu vực khô cằn, hang do lợn đất đào có thể thu thập nước mưa và tạo thành nguồn nước tạm thời. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho các loài thực vật xung quanh và các động vật hoang dã khác, đặc biệt là trong thời kỳ hạn hán khắc nghiệt. Do đó, các hang do lợn đất tạo ra trở thành nguồn nước quan trọng trong hệ sinh thái.
Hang do lợn đất đào thường có nhiều lối ra vào và nhiều đường hầm, có thể tạo thành một mạng lưới ngầm phức tạp.
Nhờ có màng chân nên lợn đất bơi rất giỏi.
Loài động vật quý hiếm này gần như không sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Chính vì thế, việc bảo tồn, nhân giống chúng cực kỳ khó khăn. Lợn mẹ lại cực kỳ vụng về trong việc nuôi con. Mỗi lứa đẻ 3-4 lợn con, nhưng lợn mẹ thường đè chết con liên tục.
Tuy sở hữu ngoại hình có phần "ngộ nghĩnh", lợn đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái châu Phi và được xem là "vị cứu tinh" của khu vực này bởi những lý do sau:
- Kiểm soát mối và kiến: Lợn đất là loài ăn thịt, với khẩu phần ăn chính gồm mối và kiến. Nhờ khứu giác nhạy bén và móng vuốt khỏe khoắn, chúng có thể đào sâu vào tổ mối, kiến và tiêu thụ hàng triệu con mỗi đêm. Điều này góp phần kiểm soát số lượng mối và kiến, ngăn chặn chúng phá hoại mùa màng và sinh sản quá mức.
- Cải thiện chất lượng đất: Khi đào bới tìm kiếm thức ăn, lợn đất tạo ra những luống đất tơi xốp, giúp cải thiện cấu trúc và khả năng thoát nước của đất. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loài thực vật và tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Lan truyền hạt giống: Một số loài thực vật ở châu Phi có hạt được bao bọc bởi lớp vỏ cứng. Khi lợn đất ăn trái cây, chúng nuốt cả hạt. Sau khi tiêu hóa, hạt cây được bài tiết ra ngoài cùng với phân, từ đó có thể nảy mầm và phát triển thành cây mới.
- Nguồn thức ăn cho động vật khác: Lợn đất là con mồi của các loài săn mồi như sư tử, báo đốm, linh cẩu,... Sự hiện diện của lợn đất góp phần duy trì sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái châu Phi.
Ở châu Phi, người dân xem lợn đất là biểu tượng của sự siêng năng, cần cù. Một số bộ lạc còn có phong tục dùng răng của lợn đất để làm trang sức, xem như một lá bùa may mắn. Dù vậy, lợn đất vẫn bị người dân săn bắt và ăn thịt như những loài khác.
Hiện tại, lợn đất đang nằm trong Sách đỏ IUCN, được đánh giá “ít quan tâm”. Tuy nhiên, số lượng của loài này đang ngày một suy giảm nhanh, đặt ra cho giới khoa học nhiệm vụ phải nghiên cứ, bảo vệ chúng.