Vào năm 1868, một đoàn các nhà thám hiểm Châu Âu đi du lịch Châu Phi đuổi theo một con dã thú trong rừng già rậm rạp cách thành Victoria vùng Zimbabwe khoảng 30km, bỗng nhiên họ phát hiện ra một bãi đá hoang tàn rộng mênh mông. Đó chính là "Đại Zimbabwe" nổi tiếng Thế giới sau này.
"Đại Zimbabwe" tuy phần lớn đã bị hư hỏng, nhưng vẫn còn một số đặc điểm thể hiện được vẻ hùng vỹ tráng lệ của một quần thể kiến trúc cổ đại, và được bảo tồn đến ngày nay.
Chủ thể kiến trúc là một khu đất bằng nằm dưới chân núi biểu thị sự huy hoàng nhất của "Đại Zimbabwe". Bức tường vây bên ngoài có hình bầu dục nên gọi là tường vây lớn hình bầu dục. Trên ba mặt tường thành Đông, Tây, Bắc trỏ ba cửa, bên trên mỗi cửa đều xây vòm bằng đá hoa cương lớn. Phía trên của tường vây có đắp các hoa văn cứng nhưng dài và mảnh, có những đầu còn chạm khắc chim đá hình thù lạ lùng. Phía Đông Nam tường vây còn có một tường đá song song với tường vây, khoảng cách giữa chúng độ 1m, cùng với tường vây hình thành một con đường hẹp dài 100m, cuối con đường này là khu vực nửa kín giống như một cái sân. Bên trong tường vây có những tháp đá cao, có hình nón; có những bia đá, hầm ngầm, giếng nước và một số vách đá nham nhở, giống như di tích cung đình cổ. Gần tường vây còn có rất nhiều ngôi nhà nhỏ.
Từ năm 1868 trở lại đây, từng đoàn thám hiểm châu Âu và các nhà khoa học hằng hải đến miền Nam châu Phi tìm tòi mọi dấu tích trên mảnh đất thần kỳ này. Họ đã tiến hành khảo sát nhiều lần, muốn làm rõ sự huyền bí nội tại của Đại Zimbabwe. Tháp hình nón, ở bên trong tường vây của Đại Zimbabwe là vấn đề người ta khảo sát đầu tiên. Nhà khảo cổ học người Anh là Cotlan Bethe đã từng bỏ ra nhiều tiền của, sức lực đào một đường hầm với quy mô lớn xung quanh tháp hình nón và xuyên qua tháp, hòng tìm được lối vào. Ông phát hiện ra các tháp này đặc ruột, cửa vào cho đến nay vẫn chưa tìm thấy, cũng có thể nó vốn không có cửa. Các nhà khảo cổ học không khỏi không thắc mắc tháp khổng lồ chọc trời này có tác dụng gì?
Vấn đề này được bàn thảo với nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng: hình dáng bên ngoài của tháp giống kho lương thực lớn. Nhưng toàn bộ tháp là một chỉnh thể đặc ruột thì làm sao có thể cất trữ lương thực? Cũng có người cho rằng, nó là vật tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, là một linh vật mà nghi thức tôn giáo cổ đại nào đó đã dùng, nó đại diện cho tinh thần bộ lạc mạnh mẽ hoặc quyền lực tối cao của tù trưởng bộ lạc. Nhưng tất cả những ý kiến này đều thiếu chứng cứ thuyết phục, thêm vào đó lại không có sử liệu ghi chép gì.
Đối với người châu Âu, Đại Zimbabwe phải là một quốc gia thời hoàng kim tồn tại trong truyền thuyết. Họ cho rằng, nó rất giống sử sách châu Âu, rất có khả năng đó chính là khu đất có mỏ vàng của Quốc vương Salomon được nhắc tới trong Thánh kinh cựu ước. Tường bảo vệ thành được xây dựng mô phỏng theo kiểu mà Vua Salomon xây dựng cung điện trên núi Molia.
Kiểu suy luận chủ quan này một dạo đã dấy lên cơn sốt tìm vàng của người châu Âu. Không ít người châu Âu sau khi đến thành đá này thuê dân địa phương cùng những phương tiện cơ giới tiên tiến, tiến hành đào bới toàn bộ khu di tích, đào đến độ sâu 3m. Họ lấy đi tất cả các văn vật, trừ đá hoa cương. Tất cả các tài liệu, bao gồm một số tài liệu lịch sử có thể nói rõ sự thật lịch sử cũng bị lấy đi. Do vậy, các nhà khoa học đã không kịp tiến hành nghiên cứu, khai quật khu vực thành đá này.
Trong những năm tháng sau này, người
Rất có thể những di vật này được nhân vật trung gian nào đó đưa tới buôn bán ở Zimbabwe. Nhân vật trung gian này là ai, chúng ta cũng chưa được biết. Từ những tháp hình nón hùng vĩ, chúng ta còn thấy được kỹ thuật xây dựng thời bấy giờ ở đây đã đạt đến một trình độ rất cao. Nói một cách khác, những người xây dựng tháp hình nón này ngay từ rất sớm đã nắm được tri thức về hình học, kiến trúc học, lực học,...
Tất cả những công trình kiến trúc đá to nhỏ, xa gần này được dùng để làm gì? Có một số người cho rằng, nơi đây có thể là Hoàng thành của một Vương quốc cổ xưa đã bị hủy diệt từ rất sớm; cũng có người cho rằng nó là một tụ điểm tôn giáo lớn. Nhưng tất cả mới chỉ là những phỏng đoán chủ quan bởi trên thực tế toàn bộ công trình kiến trúc bằng đá này không hề có bất kỳ một văn tự hay đồ án hoặc bích họa nào. Về mặt này nó khác xa với Thành Maya của Châu Mỹ, hoặc Angkor của khu vực Đông Nam Á. Trên Maya và Angkor đều có những bức phù điêu. Hơn nữa, trong nền văn hóa thế giới được lưu truyền lại cũng không có bất kỳ ghi chép gì về Zimbabwe nên chúng ta không biết tìm hiểu nó bằng con đường nào. Vấn đề có liên quan đến điều này chỉ có thể là: người nào? trong thời gian nào? dùng dụng cụ gì? phương pháp nào sáng tạo ra thành đá đẹp lạ thường này? Người kiến tạo ra thành đá có quan hệ gì với người Marshara và người Mataberlai hiện đang sinh sống ở Zimbabwe. Nếu như người xây dựng thành đá từ bên ngoài tới thì tại sao người ta lại đột nhiên trong một ngày nào đó đã từ bỏ nơi này?
Có thể nói, trên Thế giới ngoài Ai Cập ra thì Đại Zimbabwe cũng là tiêu chí của nền văn minh châu Phi. Nhưng thực sự chúng ta đã biết và hiểu về nó được rất ít