Bí ẩn y khoa tiết lộ một vật chủ mới của giun tròn ký sinh trên chuột

Bệnh này có thể lây truyền qua việc ăn rết, ếch, ốc sên và các sinh vật khác.

Khi một phụ nữ 78 tuổi nhập viện ở Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012 phàn nàn về cơn đau đầu, tình trạng uể oải và cổ cứng đờ, ban đầu các bác sĩ rất bối rối. Bệnh nhân bị viêm màng não, nhưng không có dấu hiệu nào của vi khuẩn hay virus có thể gây ra bệnh này.


Rết đầu đỏ Trung Quốc.

Sau đó một cuộc kiểm tra dịch não tủy cho thấy bà có số lượng tế bào bạch cầu cao được gọi là bạch cầu ái toan, một bằng chứng cho thấy bà đang chống chọi với bệnh nhiễm ký sinh trùng. Điều đó giúp các bác sĩ tập trung vào một thủ phạm: một con giun dài, thường cuộn tròn có tên là Angiostrongylus cantonensis. Người phụ nữ đã mắc bệnh giun tròn ký sinh trên chuột. Cả đứa con trai trưởng thành của bà cũng vậy.

Nhưng sao hai người này lại nhiễm bệnh? Bệnh giun tròn ký sinh trên chuột, có tên bắt nguồn từ thực tế rằng trứng giun lươn được ấp nở trong phổi chuột, thường đi cùng với việc ăn ốc sên hoặc sên. Chuột bị nhiễm ký sinh trùng thải ra ấu trùng giun, sau đó các động vật thân mềm có thể ăn phải và truyền sang người nếu bị người ăn. Nhưng hai bệnh nhân trên không ăn sên hay ốc sên.

Một cuộc điều tra về khẩu phần ăn của hai người này cho thấy họ đã ăn rết đầu đỏ Trung Quốc mua ở chợ. Lingli Lu, một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Châu Giang ở Quảng Châu cho biết: “Rết là một loại thuốc cổ truyền phổ biến của Trung Quốc”, thường được dùng ở dạng bột khô. Tuy nhiên, hai bệnh nhân đã ăn sống chúng.


Ấu trùng Angiostrongylus cantonensis - (Ảnh từ H. Wanget al/Am. J. Trop. Med. Hyg.2018).

Lu và các đồng nghiệp đã xác nhận nguồn gốc sự nhiễm ký sinh trùng bằng việc xét nghiệm 20 con rết họ mua từ khu chợ đó. Đội nghiên cứu đã phát hiện ra ấu trùng A. cantonensis có thể lây bệnh cho người ở bảy con rết. Mỗi con rết nhiễm ký sinh trùng có trung bình 56 ấu trùng. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên American Journal of Tropical Medicine and Hygiene hôm 30/7, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy ăn rết sống bị nhiễm ấu trùng giun có thể truyền bệnh giun tròn ký sinh trên chuột.

Phát hiện này đã thêm vào danh sách các vật chủ ngày càng tăng có thể truyền ký sinh trùng này cho người. Trong khi giun lươn cần ốc sên để hoàn thành vòng đời của mình, các động vật khác, được gọi là vật chủ trung gian (không cần thiết cho chu kì phát triển của ký sinh trùng), có thể ăn ốc sên và sau đó truyền bệnh cho người.

Người nhiễm giun tròn ký sinh trên chuột do ăn tôm nước ngọt, ếch, cua và cự đà. Một khi vào bên trong cơ thể người, giun lươn sẽ di chuyển tới não, nơi chúng cuối cùng sẽ chết. Trong khi các triệu chứng có thể khá nhẹ, việc nhiễm ký sinh trùng có thể gây thương tổn cho hệ thần kinh trung ương, gồm phù não, bại liệt và kể cả tử vong. Người bị nhiễm ký sinh trùng không thể truyền bệnh cho người khác.

Theo Heather Stockdale Walden, một nhà nghiên cứu ký sinh vật đến từ Học viện Thú y Đại học Florida, Gainesvill, giun tròn ký sinh trên chuột vẫn được xem là hiếm (có khoảng 3.000 ca được ghi nhận trên thế giới), và bệnh này phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Mỹ, những ký sinh trùng này đặc thù ở Đảo Hawaii, và các trường hợp nhiễm giun tròn ký sinh trên chuột được báo cáo có ở cả Oklahoma.

Hầu hết các ca bệnh ở Mỹ bắt nguồn từ việc ăn ốc sên và sên trốn trong nông sản chưa rửa. Theo Walden, mọi người nên nhận biết ký sinh trùng này, nhưng đừng sợ hãi. “Miễn là bạn nấu đồ ăn và rửa sạch thức ăn, thì khả năng nhiễm ký sinh trùng khá thấp”.

Cập nhật: 02/08/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video