Bí quyết sử dụng máy in

Cũng như các loại máy văn phòng, máy in ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về chức năng. Khi mới mua về đương nhiên máy hoạt động tốt. Nhưng sau vài năm sử dụng, trạng thái khó có thể duy trì nếu như không vận hành đúng qui cách.

Dưới đây là những kinh nghiệm hay giúp tăng hiệu quả sử dụng thiết bị.

In laser  

Kết cấu trống in laser.

Nếu in văn bản thì giải pháp ưu tiên là dùng máy in laser đen trắng, vì chất lượng được coi là tốt nhất và giá thành cũng rất thấp cho các trang in. Thông thường khi hết mực thì bài toán khiến đa số người dùng đắn đo: nên thay hộp mực (toner cartridge) để đảm bảo tuổi thọ cho chiếc máy đắt tiền hay nạp lại mực để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không nên hiểu sai về nạp mực, vì thực hiện đúng quy cách tại các cơ sở dịch vụ chuyên nghiệp thì hoàn toàn không có hại cho máy hay chất lượng trang in.

Thống kê cho thấy trên 80% máy gặp sự cố do nguyên nhân vệ sinh kém. Vì vậy sau nhiều lần sử dụng cần phải hút bụi, giấy vụn bên trong máy. Để thực hiện, trước hết là mở nắp vỏ máy theo đúng qui trình ghi trong sách hướng dẫn sử dụng. Bước tiếp theo là tháo hộp mực ra. Trong trường hợp bị kẹt giấy, cũng lập tức lấy hộp mực ra, rút trang giấy thuận chiều theo hướng bánh quay.

Khi xuất hiện vệt mờ theo chiều dọc trang in, thì mang hộp mực ra lắc đều. Sau đó, nếu không còn thấy tình trạng này thì có nghĩa là hộp mực sắp hết, chỉ có thể in thêm vài chục trang nữa. Bảo trì máy in và hộp mực đúng cách, có thể tái sử dụng tới 5 lần và tiết kiệm khoản tiền không nhỏ.

Đặt máy ở chế độ thường trực ngay cả lúc không dùng trong giờ làm việc, tránh cho máy bị ẩm mốc, giữ cho mực không vón cục và biến chất. Nếu một tháng dùng một vài lần thì không cần làm điều này, nhưng nên mở máy trước nửa tiếng tới một tiếng để máy ổn định trở lại rồi mới in.

Không nên sử dụng loại giấy quá mỏng, chất lượng kém vì giấy còn sót tạp chất có thể gây xước. Bắt buộc phải dùng giấy tốt, kích cỡ đồng đều. Không dùng giấy đã bị ướt, nhăn nheo và dùng lại giấy đã in một mặt. Vì có thể bị kẹt giữa các bánh răng làm gãy một số cơ cấu chuyển động, đặc biệt nếu là máy in phun sẽ khiến cong đầu phun, tăng áp lực mực, gây trục trặc không thể khắc phục.

In phun 

Máy in mực phun.

Để có được trang in màu rõ nét với máy in phun thì bắt buộc phái dùng mực phù hợp. Loại máy này có đầu phun rất nhỏ, vì vậy các loại mực chất lượng kém lẫn nhiều tạp chất, sẽ không thể giải phóng hết làm cặn tích tụ lại. Những loại mực đạt chuẩn của các hãng Canon, Epson... có thể sử dụng cho nhiều máy mà không làm hỏng đầu phun mực.

Ngoài ra, đầu phun cũng tác động trực tiếp đến chất lượng trang in, nên phải thường xuyên làm sạch bộ phận này. Tuy nhiên tránh dùng dụng cụ lau chùi vì đầu phun là một trong những chi tiết cơ học dễ hỏng.

Mỗi máy đều được thiết kế kèm theo chi tiết có chức năng làm sạch bụi bám trên đầu phun, nó thường được kích hoạt một cách ngẫu nhiên khi in nhưng có thể vì lý do lâu ngày hoặc bị lỗi chương trình mà chi tiết đó không hoạt động được. Để bảo vệ đầu phun, dùng máy tính truy cập vào Start/Control Panel, mở Printers and Faxes, bấm chuột phải vào biểu tượng máy in, chọn Properties. Trong Tab Utilities lần lượt kích hoạt các lệnh Nozzle Check, Head Cleaning và Print Head Alignment.

Nên thực hiện thủ thuật này đối với các máy đã lâu ngày không sử dụng hoặc thực hiện trước khi in bất kỳ tài liệu nào để bảo vệ đầu phun, giữ cho bộ phận luôn được sạch sẽ, để nâng cao độ bền của thiết bị.
Theo Vũ Anh Tú - VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video