Biến phế thải lưu huỳnh thành thấu kính

Các nhà khoa học quốc tế ở Đại học Arizona đã tìm ra phương pháp độc đáo chế biến phế liệu lưu huỳnh thành thấu kính nhựa có thể dùng cho các thiết bị sử dụng tia hồng ngoại.

Họ đã thu được hình ảnh hồng ngoại của người trên một mẩu nhựa. Các nhà khoa học giải thích rằng, đây là lần đầu tiên tạo ra được vật liệu có thể cho hình ảnh nhiệt chất lượng.

Nền công nghiệp từ lâu đã muốn có loại chất dẻo như vậy. Các thấu kính nhựa có thể được sử dụng trong mọi loại thiết bị để phát hiện nhiệt. Đó có thể là các máy quay video xách tay, kính nhìn trong đêm, các hệ thống quan sát. Khác với những vật liệu hiện có, các thấu kính nhựa mới có giá thành rẻ, nhẹ, dễ dàng tạo hình nhờ tính đàn hồi.

Tùy theo số lượng lưu huỳnh trong chất dẻo mà thấu kính có chỉ số khúc xạ ở khoảng 1,865 - 1,745. Phần lớn các polime khác có trước đó, chỉ số khúc xạ là 1,6 và chỉ có thể truyền được ít ánh sáng hơn ở khoảng giữa dải bức xạ hồng ngoại.

Theo motthegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video