“Ban đầu, tôi cho rằng đây là một cách để bày tỏ ý kiến trước cộng đồng, giờ tôi nhận thấy nó còn là một phương tiện giao tiếp mang tính cách mạng”, Mena Trott, người sáng lập hãng Six Apart, nói. Công ty mà Mena Trott cùng chồng mở ra đã chứng minh câu nói trên qua 3 sản phẩm chính. Movable Type là phần mềm tạo blog đã quá phổ biến với những blogger danh tiếng. TypePad là dịch vụ tương tự đi kèm với web-hosting (thuê máy chủ web). Những blog sử dụng hai công cụ này thu hút lượng độc giả trung bình lên tới 600 người.
Nhật ký được sắp xếp theo trình tự thời gian, trong khi blog liên tục thay đổi, tức thông tin nào vừa được chỉnh sửa, cập nhật sẽ hiện lên đầu. Quan trọng hơn, định nghĩa trên đã bỏ qua một đặc điểm lớn của blog. Thông thường, nhật ký mang tính cá nhân, bí mật và tất nhiên là không bao giờ được liên kết với các nhật ký khác. Mọi người sẽ gặp rắc rối lớn nếu dám tò mò đọc trộm những tâm sự của người khác. Nhưng blog lại mang tính xã hội, dù được đặt ở chế độ public (cộng đồng) hay group (chỉ cho phép một nhóm người xem). Một trong những tính năng phản ánh rõ nhất bản chất xã hội của blog là “blogroll”, nằm bên lề của trang web, liệt kê đường dẫn đến những blog khác. Trên thực tế, blogroll là một biện pháp để tác giả đặt blog của họ vào trong một nhóm đối tượng cụ thể nào đó, và cũng là cách để blogger (những người mở trang blog riêng) biết đến nhau trên Internet.
Thuật ngữ blog xuất hiện vào năm 1997 khi Jorn Barger, một trong số ít những người tạo trang web riêng thời đó, gọi site của ông là “weblog”. Năm 1999, một nhân vật khác, Peter Merholz, đã tinh nghịch tách từ này thành “we blog” (chúng tôi lập web cá nhân). Theo đó, “blog” ngẫu nhiên vừa đóng vai trò là danh từ, vừa là động từ. Về mặt kỹ thuật, nó là trang web để người sở hữu thường xuyên đăng thông tin (post), thường là các đoạn viết ngắn và chứa liên kết đến blog hoặc website khác. Ngoài ra, họ có thể đăng ảnh (photoblog) và video (vlog). Mỗi post được chứa trong một trang lưu trữ riêng biệt mà giới blog vẫn gọi là permalink. Trung bình, trang tìm kiếm Technorati ghi nhận khoảng 50.000 post mới mỗi giờ.
Dave Winer, kỹ sư phần mềm đi tiên phong trong một vài công nghệ cho blog và đã xây dựng một trang mà ông tự đánh giá là blog “cao tuổi” nhất (từ năm 1997), cho rằng sự tồn tại của blog là điều cần thiết bởi đó là “thế giới của mỗi cá nhân”. Blog chứa những quan điểm thuần túy, không chau chuốt nhưng có tính xác thực cao. Tuy vậy, định nghĩa này không tính đến những blog do các công ty, tổ chức quan hệ cộng đồng hay cơ quan báo chí tạo nên.
Sản phẩm thứ 3, LiveJournal, là công cụ blog hoàn toàn khác biệt. 60% những người dùng LiveJournal thuộc độ tuổi dưới 21 và là phụ nữ. Các bài viết thường có nội dung kể về chuyện đi chơi tối hôm trước, “vì sao tôi buồn” hay “người lớn khó tính thế nhỉ”, “có ai xem King Kong lúc 8 giờ tối qua không?”… và nhận được phản hồi chỉ trong vài phút. LiveJournal dành cho những ai nghĩ e-mail đã quá lạc hậu và muốn biến blog thành công cụ “chat chit”. Với kiểu giao tiếp trên, lượng độc giả trung bình của mỗi blog chỉ khoảng 7 người nhưng con số đó là bình thường trong giai đoạn “truyền thông cá nhân” hiện nay. Lúc này, blog không phải là trang cá nhân mà là nơi trao đổi, chia sẻ những sở thích chung.
Theo Mena Trott, blog thực chất biểu thị sự trò chuyện (conversation). Người tạo và người đọc cùng tham gia vào những cuộc hội thoại phi thể thức, thậm chí “vẩn vơ” không đầu không cuối và đề tài được thay đổi, chuyển hướng liên tục.
Hiện nay, Technorati cho biết mỗi giây lại xuất hiện một blog mới và “lãnh địa blog” (blogosphere) đang nhân đôi về quy mô theo chu kỳ 5 tháng. Người Đức tiếp xúc với blog khá muộn. Chỉ 1% số web cá nhân thuộc nước này trong khi tại Nhật là 41%, 28% ở Anh và 14% ở Trung Quốc.
“Cũng như tài khoản e-mail, mỗi người sẽ có một blog trong vòng 5 năm nữa”, Sabeer Bhatia, người vừa thành lập công ty BlogEverywhere.com, cho phép mọi người đính kèm (attach) blog vào bất cứ trang web nào chỉ bằng một lần click chuột, khẳng định. Bhatia chính là một trong những người đã góp phần khiến e-mail trở nên phổ biến như ngày nay sau khi mở ra dịch vụ Hotmail, hiện thuộc quyền quản lý của Microsoft.
Hải Nguyên