Bọ khổng lồ xé xác cá sấu dưới đáy biển sâu 2.000 mét

Những con bọ chân giống to bằng quả bóng đá được bắt gặp ăn ngấu nghiến xác cá sấu tới khi no không thể nhúc nhích.

Video do phương tiện vận hành từ xa (ROV) quay ở độ sâu 2.000 mét dưới vịnh Mexico ghi hình bọ chân đều khổng lồ (Bathynomus) thưởng thức bữa ăn miễn phí là xác cá sấu. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Craig McClain và Clifton Nunnally, Đại học Louisiana Marine Consortium (LUMCON), tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu quá trình vật chất từ môi trường trên mặt đất làm phong phú chuỗi thức ăn dưới biển sâu.


Bọ chân đều đang xâu xé xác cá sấu.

Trong thí nghiệm này, vật chất trên mặt đất là xác ba con cá sấu. Những con bọ chân giống khổng lồ mau chóng kéo tới bữa tiệc trong chưa đầy một ngày sau khi xác cá sấu xuất hiện. Loài giáp xác này có họ hàng xa với bọ viên nhộng, to bằng quả bóng đá. Sử dụng bộ hàm cực khỏe, chúng xé thịt, ăn ngấu nghiến xác cá sấu tới khi no gần như không thể cử động.

Bọ chân giống sống dưới đáy biển sâu phụ thuộc nhiều vào thức ăn rơi từ mặt nước xuống. Đó là xác động vật biển chết đi và rơi xuống đáy đại dương, bao gồm cá voi, cá heo, sư tử biển, các loại cá lớn như cá ngừ, cá mập và cá đuối, nhưng cũng có thể là thực vật, gỗ hay xác cá sấu từ đất liền. Trong video quay hồi tháng 2, lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng xác bò sát để xem xét vai trò của cá sấu trong hệ đa dạng sinh thái và chu kỳ carbon ở biển sâu, theo McClain.

Cá sấu có vẻ như lựa chọn kỳ lạ cho thí nghiệm kiểu này, nhưng chúng đóng vai trò như vật đại diện tốt để nghiên cứu mạng lưới thức ăn trong quá khứ. Cá sấu có cấu tạo gần với các loài bò sát biển lớn sinh sống cách đây hàng triệu năm, trong đó có ngư long, thương long và xà đầu long.

Để tiến hành thí nghiệm, McClain và Nunnally tìm ba con cá sấu bị giết gần đây ở bang Louisiana. Chúng dài khoảng 2 - 2,5 mét. Nhóm nghiên cứu đặt xác cá sấu ở ba địa điểm khác nhau tại vịnh Mexico, có độ sâu gần 2.400 mét.

Cảnh quay cho thấy bọ chân giống khổng lồ phát hiện và tiếp cận xác cá sấu nhanh tới mức nào. Chúng ngoạm và xé rách lớp da dày của cá sấu bằng bộ hàm biến đổi đặc biệt. Những vết rách lớn xuất hiện trên xác cá sấu, để lộ cả xương sườn. Có đôi bọ chân giống khổng lồ còn bò vào cơ thể cá sấu, ăn xác từ bên trong.

Bọ chân giống khổng lồ có khả năng dự trữ năng lượng tích lũy qua thức ăn. Sau bữa ăn này, chúng sẽ không cần ăn trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Các nhà nghiên cứu sẽ quay lại nơi đặt xác cá sấu sau hai tháng để kiểm tra những gì còn sót lại.

Cập nhật: 12/04/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video