Bom phóng xạ có thể tiêu diệt HIV

Các nhà khoa học người Mỹ nhận thấy rằng sử dụng phóng xạ có thể giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh HIV/AIDS.

Tiến sĩ Ekaterina Dadachova và các cộng sự thuộc trường đại học y Albert Einstein ở New York (Mỹ) đã phát hiện thấy rằng liệu pháp điều trị bằng phóng xạ có thể tiêu diệt các tế báo máu trắng bị nhiễm virus HIV. Các kháng thể cũng có khả năng năng tiêu diệt nhiều tế bào nhiễm HIV trong não hơn, trong khi ít gây hại tới hệ thống não bộ.


Virus HIV đã gây bệnh AIDS cho khoảng 35 triệu người trên toàn cầu

“Phương pháp điều trị bằng thuốc Antiretroviral chỉ thâm nhập một phần hàng rào máu não. Điều này đồng nghĩa cho dù một bệnh nhân được xác định hết HIV, thì virus này vẫn có thể phát triển trong não gây rối loại nhận thức và giảm trí tuệ”, tiến sĩ Dadachova cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng liệu pháp sử dụng phóng xạ có thể tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV ở hệ thống thần kinh trung ương".

Các nhà khoa học đã thử nghiệm phiên bản sửa đổi của một liệu pháp phóng xạ đang được sử dụng hiện nay để điều bệnh bạch cầu trong mẫu máu được lấy từ 15 bệnh nhiễm HIV và phát hiện thấy rằng nó có thể tiêu diệt các tế bào bị nhiễm HIV.

Ngoài khả năng tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV đang di chuyển trong cơ thể bệnh nhân, liệu pháp phóng xạ có thể thân nhập vào não – khả năng mà một số loại thuốc điều trị HIV không thể thực hiện được.

“Loại trừ các tế bào nhiễm HIV bằng liệu pháp phóng xạ đã cho thấy hiệu quả”, tiến sĩ Dadachova cho biết. “Phóng xạ chỉ tấn công những tế bào nhiễm HIV và không gây hại tới những tế bào khỏe mạnh”.

Liệu pháp phóng xạ hoạt động bằng cách sử dụng kháng thể gắn đồng vị phóng xạ để tiêm vào máu của bệnh nhân HIV, các kháng thể nàu sẽ di chuyển tới các tế bào mục tiêu và sau đó giải phóng phóng xạ tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.

Virus HIV đã gây bệnh AIDS cho khoảng 35 triệu người trên toàn cầu và đã khiến khoảng 36 triệu người khác thiệt mạng, theo thống kê của Liên Hợp Quốc. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu nào đối với căn bệnh này, trong khi vác-xin phòng chống vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video