Bức tường biên giới đe đọa đời sống hoang dã

Bức tường an ninh dài 700 dặm đang được xây dựng dọc theo biên giới của Hoa Kỳ và Mexico có thể thay đổi đáng kể sự di chuyển và “kết nối” của đời sống hoang dã, các nhà sinh vật học cho biết, và sự cô lập này là mối đe dọa đối với đời sống của một số loài.

Tuy nhiên, công nghệ và một số thay đổi trong thiết kế có thể cải thiện khả năng di chuyển tự do của các loài vật giữa hai nước, các nhà khoa học nhận định.

Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Conservation Biology.

Cliton Epps, nhà sinh vật học đời sống hoang dã tại Đại học bang Oregon đồng thời là tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Mối lo ngại lớn nhất là hàng rào này sẽ chia những cộng đồng sinh vật vốn đã nhỏ thành những phần nhỏ hơn và ngăn cản sự tương tác của chúng. Một hàng rào ở quy mô như thế này có thể dẫn đến sự giảm sút đáng kể sự kết nối giữa nhiều loài khác nhau, có tiềm năng đe dọa các cộng đồng sinh vật”.

Trong nghiên cứu của mình, các tác giả tìm hiểu tác động có thể của bức tường an ninh đối với hai loài – cú lùn và cừu sừng to – vì họ đã nghiên từng nghiên cứu về những loài vật này. Họ phát hiện rằng loài cú lùn bay thấp chủ yếu bay dưới độ cao của bức tường an ninh, khoảng 4 mét, và những con cú ở tuổi thành niên thường ít sinh sống ở những khu vực bị xáo trộn hoặc ít thực vật.

Epps thêm vào: “Một số tác động tiềm năng đối với loài cú lùn có thể được giảm thiểu bằng một số thay đổi trong hệ thống. Đặt cọc gần hàng rào có thể cho phép những con cú bay xuống từ một cành cây, và trồng các bụi cây có thể cung cấp nơi ẩn trốn khỏi sự săn bắt của các loài chim lớn hơn đồng thời tăng cơ hội định cư và sinh sống”.

Duy trì hoặc tăng thêm số lượng cây cối cao hơn hàng rào, đặc biệt là những cây rậm rạp là một điều cần thiết, tác giả Aaron D. Flesch nhận định.

 
Cừu sừng to. Một hàng rào không thể vượt qua, ví dụ như một bức tường an ninh, có thể cô lập những đàn cừu và suy giảm sự đa dạng di truyền của chúng, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết những thay đổi nhỏ trong thiết kế của hàng rào này có thể cải thiện khả năng kết nối của động vật trong khi vẫn bảo toàn mục đích an ninh cần thiết dọc theo đường biên giới. (Ảnh: iStockphoto/Rich Phalin)
'

Flesch cho biết: “Sự di chuyển của cú lùn từ Mexico đến Arizona là một điều cần thiết cho sự tồn tại của cộng đồng loài vật này tại Arizona”.

Bức tường an ninh có thể có tác động lớn hơn đối với sự di chuyển của cừu sừng to, tập trung chủ yếu ở những khu vực đồi. Nghiên cứu ước lượng rằng ít nhất 9 đàn cừu ở vùng Tây Bắc Sonora, Mexico, có mối quan hệ di truyền với các loài vật ở vùng Arizona lân cận, và sự gián đoạn hoặc chia cắt có thể đe dọa các cộng đồng sinh vật ở cả hai khu vực.

Một hàng rào không thể vượt qua sẽ cô lập các đàn cừu và làm suy giảm tính đa dạng di truyền của chúng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết những thay đổi nhỏ trong thiết kế của hàng rào có thể cải thiện khả năng kết nối của loài vật này trong khi vẫn bảo toàn mục đích an ninh cần thiết dọc theo đường biên giới.

Epps cho biết: “Điều quan trọng là các khoảng trống của hàng rào đủ để động vật đi qua, trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu về an ninh. Một hàng rào “ảo” có thể là một giải pháp thay thế một bức tường rắn ở một số vị trí, đặc biệt là những nơi có địa hình dốc phù hợp cho loài cừu sừng to. Việc sử dụng máy ảnh, rađa, vệ tinh để kiếm soát có thể đảm bảo an ninh và là một lựa chọn tuyệt vời cho đời sống hoang dã”.

Mặc dù nghiên cứu chỉ tập trung vào cú lùn và cừu sừng to, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng các loài vật khác cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bức tường an ninh. Flesch cho biết gấu đen, báo đốm, linh dương gạc nhiều nhánh, rùa sa mạc, và chim sống trên mặt đất bao gồm gầ tây hoang dã và chim cút hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế về di chuyển.

Flesch cho biết: “Kết luận lại, tác động của hàng rào an ninh này sẽ khác biệt tùy theo loài. Những cộng đồng bị đẩy xuống những cụm môi trường sống nhỏ và bị chi cắt có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là những loài có tỷ lệ di chuyển giữa các cụm môi trường sống thấp”.

Epps, giáo sư Khoa đời sống hoang dã tại Đại học bang Oregon, đã thực hiện luận án tiến sĩ của mình về cừu sừng to, bao gồm những đàn cừu ở phía Bắc sa mạc Sonora. Ông cho biết các rặng núi cũng giống như môi trường sống trên đảo và do đó loài cừu sừng to bị chia cắt về mặt địa lý. Thêm một hàng rào không thể vượt qua mà không có chiến lược giải quyết sự di chuyển của đời sống hoang dã có thể đem lại những thiệt hại nhất định.

Epps cho biết: “Cừu sừng to ở những khu vực như sa mạc Sonora sẽ hình thành những cộng đồng nhỏ - đôi khi chỉ bao gồm 10, 15 hay 20 con. Tuy nhiên chúng thỉnh thoảng sẽ di chuyển và nhập vào các nhóm khác. Sự liên kết đó rất quan trọng đối với khả năng sống sót của chúng”.

Ông thêm vào: “Cô lập một cộng đồng sinh vật không chỉ làm suy giảm tính đa dạng về di truyền, mà còn khiến những con vật trong đàn dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hạn hán, các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác, và những loài săn mồi. Chúng tôi đã từng chứng kiến 1 hoặc 2 con sư tử núi tiêu diệt cả một đàn cừu”.

Các nhà khoa học cho biết bức tường dọc theo biên giới Hoa Kỳ - Mexico không chỉ là vấn đề đối với đời sống hoang dã. Hoạt động của con người, giao thông, ánh sáng nhân tạo, tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến hành vi của các loài vật.

Epps giải thích: “Có một thực tế về chính trị và một thực tế về sinh vật học. Chúng tôi đã nói chuyện với những người làm việc dọc theo biên giới và số lượng người di chuyển trên khu vực này thật đáng kinh ngạc. Sự trừng trị thẳng tay đối với việc vượt biên đã khiến nhiều người di chuyển vào khu vực hoang dã, và hoạt động của con người – cả những người vượt biên và những người tuần tra tìm kiếm họ - có tác động nhât định đối với đời sống hoang dã”.

“Những khoảng trống của hàng rào có thể giúp đời sống hoang dã, nhưng điều đó có thể khiến nhiều người sử dụng những khu vực trông đó để vượt biên. Có lẽ đã đến lúc cần xem xét lại cấu trúc của bức tường này và thực hiện thêm nghiên cứu về những hậu quả tiềm tàng”.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video