“Bướm khổng lồ” được phát hiện tại Malaysia

Một người đàn ông vừa bắt gặp một con bướm Attacus (còn gọi là bướm Atlas hay bướm khế) đang đậu trên một đường mòn nhỏ ở Malaysia với sải cánh khoảng 25cm, theo Daily Mail.

 >>> Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Sandesh Kadur đã bắt gặp con côn trùng khổng lồ này khi anh lái xe qua một khúc quanh ở vùng phía đông dãy núi Himalaya.


Hình ảnh con bướm khổng lồ với sải cánh gần 25cm do anh Sandesh Kadur chụp được

Anh Kadur không bỏ qua cơ hội, lập tức chụp ảnh con bướm này. Anh miêu tả con bướm “cực kỳ lớn”.

Loài bướm này được đặt tên là Atlas vì những đường vân ngang dọc nhiều màu sắc trên cánh của chúng gợi nhớ đến những vạch trên bản đồ.

Ở Trung Quốc, chúng được gọi là “bướm đầu rắn” cũng vì những hoa văn trên cánh giống như da rắn.

Các nhà khoa học cho biết các đường vân này dùng để dọa những loài thiên địch nguy hại.

Bướm Atlas được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt ở Đông Nam Á và cũng khá phổ biến ở khu vực quần đảo Malaysia.

Để đạt kích thước sải cánh từ 25cm trở lên, một con nhộng phải mất thời gian khoảng 6 tuần.

Nhưng loài bướm này chỉ sống được khoảng hai tuần. Chúng không có miệng hoàn chỉnh mà chỉ sống nhờ vào chất béo mà chúng tích lũy được khi còn là nhộng.

Chúng là những loài sinh vật có quỹ đạo bay không mấy đẹp mắt và cũng chẳng bay xa. Mục tiêu của chúng khi lột xác trở thành bướm đó là để duy trì nòi giống.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video