Bướm khổng lồ xuất hiện nhiều tại Sóc Trăng

Ông Nguyễn Văn Cần ở ấp Mỹ Thạnh (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết mấy tháng gần đây, hàng chục con bướm khế khổng lồ chẳng biết từ đâu bay về trú ngụ, sinh sản trong vườn nhà ông.

>>> Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo ông Cần, bướm khế thuộc loại bướm đêm, người dân địa phương còn gọi là bướm bà. Ông Cần khẳng định: “Một thời gian dài không thấy bướm khế xuất hiện, một phần chắc do ảnh hưởng của các loại thuốc hóa chất nhà nông hay sử dụng trên cây trồng. Những năm 1980 (thế kỷ 20) trở về trước, xứ này bướm khế rất nhiều!”.


Bướm khế có chiều dài sải cánh từ 25-30cm.

Bướm khế thường chọn nơi cây lá tốt tươi đẻ trứng, trứng bướm bằng hạt gạo tròn, trông như nụ hoa khế. Trứng nở ra sâu bướm màu xanh lục, to cỡ ngón tay cái người lớn, trên lưng tua tủa những chiếc “vây” được phủ lớp phấn trắng. “Sâu bướm chỉ ăn lá cây, không gây nguy hiểm cho người. Sâu đóng kén và nở ra thành bướm trong vòng 2 tháng!” – ông Cần nói.

Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi được biết bướm khế có tên khoa học Attacus atlas, là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (bướm khế, bướm đuôi dài, bướm phượng).

Theo Sách đỏ Việt Nam, cấp độ đe dọa đối với bướm khế được xếp ở mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới, chiều dài sải cánh từ 25 – 30cm.

Theo PLTPHCM
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video