Cá bảy màu có thể phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên

Cá bảy màu từ lâu đã được sử dụng như một vũ khí hiệu quả để chống lại bọ gậy (lăng quăng) nhằm phòng chống những bệnh dịch từ muỗi. Tuy nhiên đây cũng là một loài có tốc độ sinh sôi nảy nở cực nhanh, dẫn đến nhiều vấn đề môi trường khác.

Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm lây truyền thông qua muỗi, chẳng hạn như virus Zika và bệnh sốt xuất huyết. Trước những mối nguy cơ này, các cơ quan y tế đang đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt ấu trùng của muỗi, trong đó có biện pháp nuôi cá bảy màu cùng một vài loại cá khác. Tuy nhiên khi những con cá bảy màu được thả ra ngoài, các nhà sinh thái học đã cảnh báo về nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực.

Rana El-Sabaawi, nhà sinh thái học của trường Đại học Victoria, Canada, tác giả bài báo về cá bảy màu trên Biology Letter đã tuyên bố: "Mọi việc nghe có vẻ rất tuyệt vời khi mà cá bảy màu sẽ ăn hết bọ gậy (lăng quăng) và không còn muỗi nữa. Tuy nhiên mọi người lại không biết được cá bảy màu sẽ ra sao khi được phóng sinh vào môi trường".


Cá bảy màu có nguồn gốc từ châu Mỹ.

Cá bảy màu có nguồn gốc từ vùng Caribean và Nam Mỹ, hiện đã xuất hiện ở 69 quốc gia. Nó có vai trò là phương án đơn giản nhất để tiêu diệt bọ gậy (lăng quăng) nhằm hạn chế sự sinh sôi của muỗi nhờ vào khả năng sinh tồn cực cao và khả năng sinh sản ấn tượng không kém.

Nhiều nghiên cứu cho thấy cá bảy màu là một mối nguy thật sự đối với đa dạng sinh học. Các nhóm nghiên cứu ở Hawaii phát hiện sự thay đổi của môi trường cùng hệ sinh thái cá bản địa đã thay đổi chóng mặt khi một lượng lớn cá bảy màu được phóng sinh vào môi trường trong thập niên 1920. Đó là sự sụt giảm của các loài cá bản địa, chu kỳ các chất dinh dưỡng trong nước cũng thay đổi rất nhiều. Khu vực nhiều cá bảy màu sinh sống cho thấy nồng độ ni tơ hòa tan cao, tảo phát triển nhanh hơn khu vực khác do chất bài tiết của cá bảy màu gây ra.


Cá bảy màu có được sử dụng như là thiên địch của bọ gậy – lăng quăng.

Nhóm nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về khả năng ngăn chặn sự sinh nở của muỗi. Các thí nghiệm thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm với nhiều đặc điểm tự nhiên của môi trường được mô phỏng không chính xác.

Tuy nhiên theo John Hustedt, chuyên viên của tổ chức Malaria Consortium ở Phnom Penh, đơn vị đã thực hiện chiến dịch phòng chống muỗi cho khu vực ngoại ô bằng biện pháp nuôi cá bảy màu trong lu, hũ chứa nước lại cho rằng việc phủ nhận tác dụng của cá bảy màu là khá chủ quan.

Theo kết quả của chương trình mà John thực hiện thì lượng muỗi đã giảm hơn phân nửa nếu so sánh với những nhà không có nuôi cá bảy màu. John hi vọng nghiên cứu sẽ làm rõ hơn lợi và hại của cá bảy màu để có thể tìm ra phương pháp sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Đối với rủi ro sinh thái, cá bảy màu được nuôi riêng biệt trong những bể chứa sẽ dễ kiểm soát hơn việc thả tràn lan ra môi trường. Tuy nhiên do sự xuất hiện của cá bảy màu là khá phổ biến nên hiện nay nó gần như đã trở thành một giống cá bản địa và có thể tìm thấy rất dễ dàng trong tự nhiên.


Do phóng sinh bừa bãi nên cá bảy màu hiện nay rất phổ biến trong tự nhiên.

Mặc dù lợi ích và rủi ro trong việc sử dụng cá bảy màu và những loại cá ngoại lai khác để diệt muỗi vẫn cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên các nhà khoa học đề xuất nên hạn chế sử dụng phương pháp này và ưu tiên cho những biện pháp hiệu quả hơn như dọn dẹp ao tù, nước đọng, phun thuốc thường xuyên, dùng muỗi biến đổi gene. Vì sự an toàn của hệ sinh thái thì những sinh vật ngoại lai cần được hạn chế tối đa.

Cập nhật: 31/10/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video