Theo các nghiên cứu từ trước tới nay, chỉ có con người và cá heo xám mới đạt tới mức độ tổ chức giống đực phức tạp trong cộng đồng của mình.
>>> Cá heo nhỏ nhất bên bờ tuyệt chủng
Trong khi cá heo cái thường không sống cố định trong một đàn nào thì cộng đồng cá heo đực lại có thể tồn tại không thay đổi trong hơn 15 năm.
Theo các nhà nghiên cứu, cá heo xám đực tại vịnh Shark, Tây Úc đã tìm cách tăng số lượng cá heo cái của mình bằng cách chia thành 3 nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Nhóm thứ nhất, gồm 3 thành viên, làm nhiệm vụ “lôi kéo” các con cá heo cái mắn đẻ. Tiến sĩ Richard Connor cho biết quá trình này sẽ mất hơn 1 tháng.
Khoảng từ 4 đến 14 con cá heo đực của nhóm thứ hai sẽ đi tấn công để “cướp” con cái từ các đàn khác hoặc bảo vệ đàn của mình khỏi các cuộc tấn công.
Trách nhiệm của nhóm thứ ba trong đàn là tạo dựng “mối quan hệ thân thiện” với các đàn lớn hơn. Chúng gia nhập đội quân của nhóm lớn này và cùng hợp sức để bảo vệ con cái của mình khỏi bị cướp đi.
Cá heo xám tại vịnh Shark
Các nhà nghiên cứu đã dành 5 năm tại vịnh Shark, nơi tập trung số lượng lớn cá heo xám và ghi lại hoạt động của chúng. Tiến sĩ Richard Connor đã có thâm niên nghiên cứu loài này từ đầu những năm 1980. Theo ông Connor, chúng phải là những động vật “vô cùng thông minh” để có thể tổ chức xã hội theo dạng này.
Tiến sĩ Nichola Quick tại Đại học St Andrews (Scotland) cho biết việc nắm được cách thức mà các loài động vật tương tác với cộng đồng của mình trong tự nhiên là điều quan trọng để “thực sự hiểu tập tính của chúng”.