Cá heo phát triển bộ não bởi nhu cầu giao tiếp cao hơn loài khác

Theo các nhà khoa học thì cá heo và cá voi phát triển bộ não lớn, phức tạp vì chúng có nhu cầu giao tiếp và xây dựng một xã hội phức tạp.

Chúng ta đã biết não người tiến hóa trong hàng vạn năm qua để đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin ngày càng phức tạp trong xã hội của chúng ta. Quá trình này được gọi là "encephalization" giúp con người có một bộ não lớn (so với kích thước cơ thể) nhằm giúp chúng ta giao tiếp, hợp tác, đồng thuận, cảm thông với nhau.

Tuy nhiên các nhà khoa học mới đây đã công bố một nghiên cứu trên tạp chíNature Ecology & Evolution rằng những loài động vật có vú thông minh sống dưới biển như cá heo, cá voi cũng phát triển bộ não lớn vì một nhu cầu giống chúng ta.


Một số loài cá heo còn có khả năng tạo ra ký hiệu cá nhân, để phân biệt từng cá thể trong cộng đồng.

Michael Muthukrishna, một nhà tâm lý học kinh tế thuộc Trường Kinh tế London (Anh) là đồng tác giả nghiên cứu cho hay nhóm nghiên cứu đã dùng hai lý thuyết liên quan đến nhau - giả thuyết Xanh-Xã hộiGiả thuyết Văn hóa - để thực hiện nghiên cứu và đưa ra dự đoán về mối quan hệ giữa kích thước não với tổ chức xã hội và hành vi mà các heo sẽ thực hiện.

Sau đó, họ đã dùng các số liệu từ các nghiên cứu trước đây nhắm vào 90 loài cá voi và cá heo khác nhau để tạo ra một cơ sở dữ liệu toàn diện về kích thước não, cấu trúc xã hội và hành vi văn hóa của những loài động vật có vú sinh sống dưới biển này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy loài cá heo có một cộng đồng, các thức liên lạc phức tạp và chúng chơi, săn bắt cùng nhau vì cùng có lợi và thậm chí chúng cũng có thể hợp tác với loài khác, như con người. Một số loài cá heo còn có khả năng tạo ra ký hiệu cá nhân, để phân biệt từng cá thể trong cộng đồng. Cuối cùng, kích thước não cho thấy mối quan hệ trong bề rộng của các hành vi xã hội và văn hóa của các loài sinh vật này. Vì thế các nhà nghiên cứu kết luận rằng có một sự liên kết giữa mức độ phát triển não đối với cấu trúc xã hội của loài cá heo.

"Sự đồng phát triển rõ ràng của bộ não, cấu trúc xã hội và sự phong phú về hành vi của động vật có vú biển là điểm độc đáo và nổi bật song song với bộ não lớn và tính xã hội của con người và các loài linh trưởng trên đất liền", tác giả chính của nghiên cứu Susanne Schultz cho biết.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa con người và cá heo là sự tiến hóa não bộ của loài người sẽ vẫn tiếp tục diễn ra lâu dài trong khi loài cá heo lại bị giới hạn vì khả năng thể chất của chúng.

"Thật không may, chúng sẽ không bao giờ bắt chước chúng ta xây dựng các siêu đô thị hoặc chế tạo các công nghệ tiên tiến vì chúng không phát triển chi trước trở thành tay", bà Schultz cho hay.

Nghiên cứu mới này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nghiên cứu về hành vi tiến hóa ở người. Trước đây chúng ta từng biết các loài linh trưởng họ hàng xa của mình đã phát triển bộ não lớn hơn, tinh vi hơn khi nhu cầu xây dựng xã hội của chúng gia tăng. Nhưng việc loài cá heo cũng có xu hướng phát triển như vậy cho thấy đây là bước phát triển chủ đạo của các loài.

Cập nhật: 18/10/2017 Theo motthegioi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video