Cá lạ sống ở độ sâu 1.500 mét dạt vào bờ biển Alaska

Con cá dài gần hai mét dạt vào bờ biển Alaska, Mỹ, có hình dáng kỳ lạ và rất hiếm gặp.

Theo Earth Touch News, con cá lạ dạt vào gần một bến tàu ở thành phố Gustavus, Alaska, Mỹ, dài 1,8 mét. Lúc đầu, một công nhân bốc dỡ ở địa phương, người phát hiện ra con cá, tưởng nhầm nó là cá bơn.

Loài cá có tên khoa học là ragfish (Icosteus aenigmaticus), thuộc lớp cá vây tia. Những con trưởng thành bơi dọc vùng biển phía bắc Thái Bình Dương ở độ sâu 1.200m để săn mực, cá nhỏ, bạch tuộc và sứa. Chúng là nguồn thức ăn của cá nhà táng, loài thú săn mồi có răng lớn nhất thế giới.


Xác con cá lạ dạt vào bờ biển Alaska, Mỹ. (Ảnh: Facebook).

"Loài cá này trải qua quá trình biến đổi kỳ lạ khi lão hóa: vây bụng biến mất và vây dọc sống lưng thu nhỏ lại. Những con nhỏ sống cách mặt nước hơn 730m trong khi con trưởng thành cư trú ở độ sâu gần 1.500m", nhóm nghiên cứu ở Công viên bảo tồn động vật quốc gia Vịnh Glacier tại Gustavus cho hay.

Xác một con cá khác cùng loài từng dạt vào vùng Vịnh Glacier năm ngoái. Kết quả kiểm tra cho thấy dạ dày cả hai con cá đều trống rỗng. Chúng là con cái và đang mang trứng.

Việc cá ragfish dạt vào bờ rất hiếm khi xảy ra. Theo một nhà tự nhiên học sinh sống lâu năm tại Gustavus, đây là những trường hợp bắt gặp cá ragfish duy nhất được ghi nhận trong 40 năm qua.

Cập nhật: 13/01/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video