Cá mập cổ di cư để đẻ trứng

Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Michigan cho biết đã thu thập được bằng chứng hóa thạch cách đây hơn 300 triệu năm, cho thấy cá mập mõm dài Bandringa từng di cư từ đầm lầy nước ngọt đến bờ biển nhiệt đới để đẻ trứng.

Hãng tin UPI dẫn lời Giáo sư Lauren Sallan rằng hành trình xuống biển sinh sản rồi cá mập con trở lại môi trường nước ngọt là rất hy hữu.

Cá mập Bandringa, đã tuyệt chủng, được các nhà khoa học xác định là có một cái mõm bằng nửa cơ thể, tức gần 3 m. Chi cá mập Bandringa được phát hiện vào năm 1969 được cho là có 2 loài khác nhau, một sống trong sông, đầm lầy nước ngọt và loài thứ hai sống ở biển nông. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn qua 24 mẫu hóa thạch tìm thấy ở miền bắc Illinois, 2 nhà khoa học Sallan và Michael Coates tại Đại học Chicago đã kết luận Bandriga chỉ có một loài. Chúng di chuyển đến các địa điểm sống khác nhau theo cách thích nghi với môi trường trong nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Vào thời điểm sinh sản trong năm, cá Bandringa dịch chuyển xuống bờ biển nhiệt đới để đẻ trứng trong khi con đực vẫn ở trong đầm lầy nước ngọt.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video