Với lớp da cực dai, lửng mật vẫn là con mồi khó nuốt đối với con cá sấu sông Nile trong công viên Kruger ngay cả khi đã chết.
Trong thiên nhiên hoang dã, lửng mật được biết đến là một trong những loài vật lỳ lợm và liều lĩnh nhất. Thậm chí, đã có không ít trường hợp ghi lại được cảnh loài động vật này chiến đấu với sư tử, linh cẩu, báo săn, rắn độc… mà không dính phải vết thương nghiêm trọng nào. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến lửng mật có biệt danh là “Kẻ bố đời”.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân giúp lửng mật có được khả năng phòng ngự tốt như vậy là nhờ lớp da dày, lỏng lẻo bên ngoài. Điều này giúp chúng hạn chế tối đa lực tác động từ bên ngoài vào các cơ quan quan trọng bên trong như xương, cơ và nội tạng. Thậm chí, ong đốt, lông nhím hoặc vết cắn của một số loài động vật khác khó có thể xuyên qua lớp da này.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc lửng mật trở thành loài động vật “bất tử” trong thế giới động vật hoang dã. Bởi vì, một con sư tử, báo săn, cá sấu… khỏe mạnh vẫn đủ sức giết chết lửng mật nếu chúng có đủ quyết tâm.
Sau nhiều giờ cố gắng xé xác con lửng mật, cuối cùng chú cá sấu cũng thực hiện thành công ý định của nó và nuốt chửng con mồi.
Cá sấu ngoạm chặt xác lửng mật. (Ảnh: Sheila Grobbelaar).
Thông thường, cá sấu thỏa mãn cơn đói bằng cá, chim, cóc và bất cứ thứ gì chúng có thể dễ dàng tìm thấy dưới nước. Tuy nhiên, chúng chắc chắn không bỏ qua con mồi lớn hơn bất cẩn tới gần mép nước. Khi con cá sấu nhô cao, Grobbelaar nhìn rõ con mồi trong hàm răng của nó. "Tôi kinh hãi khi thấy cá sấu bắt đầu quăng quật một con lửng mật. Tôi rất yêu thích loài lửng nên cảnh tượng đó không dễ chịu chút nào", Grobbelaar chia sẻ.
Con cá sấu tìm cách quăng quật xác lửng mật trên mặt nước. (Ảnh: Sheila Grobbelaar).
Grobbelaar dành một tiếng theo dõi và chụp ảnh cá sấu khi nó quăng lửng mật từ bên này sang bên kia trong nỗ lực xé nhỏ con mồi thành những miếng nhỏ hơn, dễ nhai hơn. Khi Grobbelaar quay trở lại đầm nước khoảng nửa tiếng sau, con cá sấu đã rời khỏi mặt nước và bò dọc bờ sông cùng xác lửng.
Có thể cá sấu để dành bữa ăn nhằm ăn xác thối bởi cái xác dường như còn tươi. Nhưng dù vậy, đây vẫn là một bữa ăn khó nuốt. "Tôi nghi ngờ lý do cá sấu mất quá nhiều thức ăn với xác lửng là vì nó gặp khó khăn trong việc xé cái xác thành miếng nhỏ vừa miệng", chuyên gia về cá sấu, tiến sĩ Xander Combrink giải thích. Cá sấu không thể nhai thức ăn nên buộc phải chia nhỏ thịt trước khi nuốt và dùng axit trong dạ dày để tiêu hóa bữa ăn.
Sau nỗ lực xé mồi thất bại, nó tiếp tục đánh vật với cái xác trên bờ. (Ảnh: Sheila Grobbelaar).
Theo tiến sĩ Combrink, lửng mật nổi tiếng với lớp da cực dai. Trọng lượng của con lửng mật bị giết quá nhẹ để tạo ra đủ lực cản cần thiết giúp cá sấu xé mồi bằng cách quăng quật trên mặt nước.