Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Chiến thuật săn mồi mới của cá voi Eden phù hợp với vùng biển ô nhiễm và giúp chúng tiết kiệm nhiều sức lực.

Chương trình tài liệu tự nhiên mới trên kênh BBC, A Perfect Planet, lần đầu tiên giới thiệu chiến thuật săn mồi mới kỳ lạ và khéo léo của cá voi Eden ở vịnh Thái Lan. Ô nhiễm từ đất liền bắt đầu làm giảm nguồn oxy trong nước, thúc đẩy các loài cá ngoi lên mặt nước, nơi có nồng độ oxy tự nhiên cao hơn. Cá voi Eden (Balaenoptera edeni edeni) thường lao lên bề mặt biển để hốt những con cá nhỏ nhưng với cách này, chúng phải nuốt rất nhiều nước. Nếu số lượng cá ít, công sức bỏ ra gần như không xứng đáng. Dường như mệt mỏi vì phải liên tục đuổi theo con mồi, cá voi Eden chọn phương pháp thay thế gọi là bẫy mồi.


Cá voi Eden chọn phương pháp thay thế gọi là bẫy mồi.

Bằng cách mở miệng ở mặt nước giống như một chiếc khung bóng rổ khổng lồ, cá voi có thể làm cá nhỏ hoảng sợ, nhảy lên không trung và rơi thẳng vào miệng chúng. Trong lúc làm chương trình, nhóm chuyên gia của BBC chứng kiến hành vi này ở cá voi đơn độc, thậm chí cả ở cá mẹ và con non. Việc đi săn với đồng loại rất có lợi bởi một cá thể sẽ bơi vòng quanh và dọa nhiều cá nhỏ nhảy vào chiếc miệng mở to của chúng hơn. Những con chim cũng tranh thủ hưởng lợi bằng cách sà xuống và bắt cá từ bên trong miệng cá voi. Đó là một thách thức khó khăn với những con cá nhỏ thiếu oxy nhưng là ví dụ tuyệt vời về cách động vật hoang dã có thể thích nghi để vượt qua biến động trong môi trường sống đến từ hoạt động của con người.

Daniel Rasmussen, phó giám đốc sản xuất, cho biết chiến thuật kiếm ăn của cá voi Eden không dễ ghi lại. Ngay cả việc tìm kiếm những con cá voi cũng rất khó bởi nước đục ngăn đoàn quay phim xác định vị trí của chúng bằng drone. Tính nhạy cảm của cá voi cũng khiến cả đoàn không thể sử dụng thuyền tốc độ cao.

"Chúng tôi phải dùng một con thuyền rất chậm. Khi trông thấy cá voi từ xa, bạn có thể xác định phương hướng và sau đó nằm xuống chợp mắt khoảng hai giờ trước khi tới đó. Nhưng lúc ấy, lũ cá voi đã bơi đi mất", Rasmussen chia sẻ. Tuy nhiên, đoàn quay phim không có cách nào khác bởi phần lớn thuyền hiện đại đều xả chất thải ra nước và khiến bất kỳ con cá voi nào mà họ đang theo dõi sợ hãi. Với con thuyền cũ, đoàn quay phim xúc tiến rất chậm. Dù vậy, họ đã chứng kiến nhiều cảnh kiếm ăn phù hợp để ghi hình.

Cập nhật: 30/01/2021 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video