Cá voi lưng gù biết "học" các bài hát phức tạp từ các vùng khác nhau

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland (Úc) tin rằng cá voi có khả năng học các bài hát phức tạp từ các vùng khác nhau. Chỉ những con cá voi đực mới hát và chúng có các giai điệu hát khác biệt thay đổi hằng năm, theo đài ABC của Úc.

Khoảng 40.000 con cá voi lưng gù đang di cư hằng năm dọc theo bờ biển phía đông của Úc. Theo cô Jacinta Shackleton, hướng dẫn viên về rạn san hô của đảo Lady Elliot, bạn chỉ cần áp nhẹ nhàng tai của mình dưới mặt nước để nghe thấy chúng hát một cách dễ dàng.


Người ta thường nghe những chú cá voi lưng gù hát với nhau - (Ảnh: AUSTRALIAN GEOGRAPHIC)

Các bài hát của cá voi lưng gù thay đổi hằng năm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, bao gồm cả trưởng nhóm nghiên cứu, cô Jenny Allen, đã phát hiện ra các quần thể cá voi lân cận đang học các giai điệu riêng biệt của nhau.

Nghiên cứu đã kiểm tra các bài hát của cá voi lưng gù đực từ miền Đông Úc và New Caledonia từ năm 2009 đến năm 2015 để giải mã cách thức truyền tải văn hóa giữa các quần thể.

Tiến sĩ Allen cho biết những con cá voi học hỏi nhanh chóng và có độ chính xác đáng kể.

"Cả hai quần thể đều có chung một tuyến đường di cư đi qua New Zealand trên đường đến Nam Cực, nơi kiếm ăn của chúng".

Tiến sĩ Allen cho biết có một số nơi giọng hát của chúng rất dễ nghe.

"Khi cá voi đến khu vực sinh sản của chúng, xung quanh khu vực quần đảo Whitsundays, đó là nơi chúng sẽ hát nhiều nhất", cô nói.

Vịnh Hervey cũng là một điểm dừng chân quan trọng cho các "cá mẹ và cá con" trong chuyến hành trình trở về phía nam.

Tiến sĩ Allen cho biết: "Nếu bạn nhúng đầu mình xuống nước ở vịnh Hervey, bạn sẽ có cơ hội nghe được tiếng hát của cá voi".

Mùa cao điểm ngắm cá voi là từ tháng 7 đến tháng 10.

Cô Shackleton nói đó là thời điểm tốt nhất để nhìn và nghe thấy tiếng hát của những "người khổng lồ" dưới đáy sâu.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao cá voi lại hát, nhưng họ tin rằng nó có thể liên quan đến giao phối và sinh sản.

"Con cái sẽ tạo ra âm thanh, nhưng chúng không hát, chỉ có những con đực mới hát", tiến sĩ Allen nói.

Cô Allen cho biết nghiên cứu đã giúp hiểu được cách các quần thể cá voi này tương tác và làm thế nào để bảo vệ chúng tốt hơn.

Cập nhật: 10/07/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video