Các nhà khoa học đã có cách chữa ung thư an toàn hơn hóa trị và xạ trị

Các nhà khoa học tìm ra một phương pháp mới để điều trị ung thư, dựa vào chính những tế bào miễn dịch khỏe mạnh.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện ra nếu những tế bào miễn dịch của một bệnh nhân không thể phát hiện và ngăn chặn khối u, thì tế bào miễn dịch của một người khác sẽ có thể làm thay được.

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã thử đưa một số thành phần tế bào miễn dịch khỏe mạnh (gọi là tế bào T – một loại bạch cầu trong máu) vào hệ miễn dịch đã suy yếu của một bệnh nhân ung thư. Kết quả thật ngạc nhiên, những tế bào miễn dịch khỏe mạnh này có thể "truyền đạt lại" cho những tế bào yếu hơn kia cách nhận biết và tấn công tế bào ung thư.


Một tế bào T khỏe mạnh trong cơ thể người.

"Theo một cách nhìn khác, nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra được rằng hệ thống miễn dịch trong người bệnh nhân ung thư có thể được cường hóa lên, bằng cách này hay cách khác", Ton Schumacher từ Viện Nghiên Cứu Ung Thư Hà Lan phát biểu.

Việc này yêu cầu phải tìm đúng nguồn hiến tặng tế bào T cho phù hợp với những kháng thể mới hình thành trong người bệnh nhân. Từ đó những cơ quan cảm thụ sản xuất ra những tế bào T này sẽ chuyển đổi những tế bào T ngay trong người bệnh, thêm cho chúng khả năng phát hiện những tế bào ung thư trong cơ thể.

Tại thời điểm này, liệu pháp chữa trị cho bệnh ung thư phần nhiều là đưa hóa chất vào người bệnh nhân trong nỗ lực tiêu diệt tế bào ung thư (hóa trị) hoặc sử dụng tia cực mạnh để chiếu vào người bệnh nhân (xạ trị). Cả hai cách trên đều không triệt để. Vì thế mà các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang đi tìm một giải pháp nào đó khác hơn, an toàn hơn cho người bệnh.


ĐIều trị ung thư bằng xạ trị.

Thay vì sử dụng xạ trị hay hóa trị để tấn công tế bào ung thư (thậm chí còn tấn công cả các tế bào khỏe mạnh khác xung quanh nữa), phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh sẽ tăng khả năng kháng bệnh của chính bệnh nhân, cường hóa chính hệ miễn dịch trong cơ thể họ để chống lại những tế bào ung thư trong cơ thể. Đây có thể là niềm hi vọng mới cho những bệnh nhân ung thư đang dựa vào xạ trị hay hóa trị để chống chọi lại bệnh tật.

Thông thường, khi mà một người bị bệnh, các tế bào T có nhiệm vụ phá hiện ra những tế bào bệnh ngoại lai, và một khi các tế bào ngoại lai này nằm trong tầm ngắm, những tế bào T sẽ bám lấy chúng và ra hiệu cho hệ thống miễn dịch tấn công.

Nhưng với bệnh ung thư thì hoàn toàn khác, các tế bào T không thẻ vận hành do 2 lý do: các tế bào ung thư có một lớp vỏ bọc ngoài nên tế bào T không thể "bám" lấy chúng được, hay đơn giản là các tế bào ung thư này không bị liệt vào "danh sách đen" của các tế bào T, sẽ không có tín hiệu cảnh báo nào được đưa về hệ miễn dịch cả.

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học đã có được những kết quả rất khả quan khi lấy ra những tế bào T của các bệnh nhân leukaemia (bệnh bạch cầu ác tính, hay còn gọi là ung thư máu), "tái lập trình" lại chúng để chúng có thể tấn công một loại ung thư nhất định, và đưa lại chúng vào cơ thể bệnh nhân.

Trong thử nghiệm đó, 94% bệnh nhân mắc chứng bạch cầu cấp thể lympho (một dạng của bệnh leukaema) đã không còn thấy triệu chứng bệnh nữa. Với những bệnh nhân với những loại ung thư máu khác nhau, tỉ lệ phản hồi tích cực là hơn 80%, một nửa trong số đó có những dấu hiệu thuyên giảm bệnh rõ ràng.


Có thể trong tương lai sẽ không cần tới hóa trị để điều trị ung thư.

Một cách khác là sử dụng một hệ miễn dịch khỏe mạnh khác để "kích" lại hệ miễn dịch đã bị hỏng, khiến chúng quay lại hoạt động. Trong một số nghiên cứu gần đây, một nhóm thuộc Viện Ung Thư Hà Lan và Đại học Oslo đã rút những tế bào T từ một nguồn hiến tặng khỏe mạnh, và cho thêm vào DNA đã bị biến đổi của tế bào ung thư của bệnh nhân.

Họ theo dõi tiến triển của bệnh trên 3 bệnh nhân, những tế bào ung thư trong người họ có kháng thể mới đi kèm, nhưng không kháng thể nào được tế bào T phát hiện cả. May mắn thay, chúng lại có phản hồi với những tế bào miễn dịch từ nguồn hiến tặng khỏe mạnh kia.

Vậy là nhóm nghiên cứu đưa vào người ba bệnh nhân ung thư những tế bào miễn dịch khỏe mạnh kia, và hệ miễn dịch của người bệnh đã bắt đầu phát hiện ra những tế bào ung thư và có những phản hồi.

Vậy là về cơ bản, họ "mượn" một hệ thống miễn dịch khác để "kích" cho hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư phản hồi với những tế bào ung thư kia.

Dù chỉ là thử nghiệm trên quy mô nhỏ, nhưng những phản ứng tích cực này là kết quả đầy hứa hẹn cho một phương pháp chữa ung thư mới hơn trong tương lai. Nhưng trước hết, việc cẩn phải mở rộng việc thử nghiệm nghiên cứu.

Và để có một tương lai không còn hóa trị và xạ trị, tỉ phú Sean Parker đầu tư 250 triệu USD cho việc nghiên cứu thúc đẩy hệ miễn dịch cả nhân này.


Tỉ phú Sean Parker và khoản đầu tư của anh hồi giữa tháng 4 vừa rồi.

Phương pháp này tuy rất hứa hẹn, nhưng sẽ cần rất nhiều sự cố gắng từ các nhà khoa học trên toàn thế giới. Chúng ta hãy hi vọng vào một tương lai mà hệ miễn dịch của chính mỗi người sẽ có khả năng chống lại các tế bào ung thư, không còn phải bơm hàng tá hóa chất vào người hay ngồi hàng giờ thực hiện xạ trị.

Cập nhật: 31/05/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video