Các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách tái tạo tay, chân cho người cụt

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã có thể tạo ra một cánh tay sống trong phòng thí nghiệm. Và khi ghép nối nó cho một con chuột, "chi sinh học" này nhanh chóng căng đầy máu và cử động được.

 Mỹ tìm ra cách tái tạo tay, chân cho người cụt

Nghiên cứu mang tính đột phá trên của Bệnh viện tổng hợp Massachusetts ở Mỹ một ngày nào đó có thể giúp những người bị cụt tay, chân hồi phục lành lặn như ban đầu. Tiến sĩ Daniel Weiss, một chuyên gia tái tạo bộ phận cơ thể thuộc Trường Y, Đại học Vermont (Mỹ) ca ngợi đây là đột phá "biến khoa học viễn tưởng thành hiện thực".

Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Harald Ott đến từ Khoa phẫu thuật thuộc Bệnh viện tổng hợp Massachusetts, cho biết: "Chúng tôi hiện đang tập trung vào cẳng tay và bàn tay. Tuy nhiên, các kỹ thuật có thể áp dụng tương tự đối với cánh tay, chân và những phần khác của tứ chi".

Chỉ tính riêng ở Anh, 60.000 người từng bị mất tay hoặc chân do bệnh tật, tai nạn hoặc chiến tranh đã chọn lắp chi giả hoặc trong một số trường hợp là cấy ghép chi hiến tặng. Tuy nhiên, dù công nghệ làm chi giả đang đạt nhiều tiến bộ, nhưng các sản phẩm tay, chân giả này có phạm vi cử động hạn chế và trông không tự nhiên.

Bàn tay, cánh tay và thậm chí cả chân có thể cấy ghép được, nhưng các ca phẫu thuật kiểu này rất phức tạp và bệnh nhân phải sử dụng vô số thuốc ức chế miễn dịch mạnh (làm suy yếu hệ miễn dịch) để ngăn cơ thể họ từ chối bộ phận cấy ghép suốt đời.

Ngược lại, tay hoặc chân sinh học phát triển trong phòng thí nghiệm được cho là có vẻ ngoài cũng như cử động tự nhiên hơn. Và vì chúng được tạo ra từ chính các tế bào của bệnh nhân, nên họ sẽ không cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Theo báo cáo nghiên cứu, tiến sĩ Ott, người trước đây từng tạo ra thận, gan, phổi và thậm chí cả quả tim đang đập trong phòng thí nghiệm, đã thu thập phần cẳng tay chi trước của một con chuột chết. Sau đó, ông dùng chất tẩy để "giặt sạch" nó, loại bỏ các tế bào và chỉ để lại mình bộ khung.

Bộ khung tiếp đến được đặt vào một cái lọ kiểu lồng ấp, tiêm vào đó các tế bào cơ và mạch máu khỏe mạnh rồi nuôi dưỡng nó bằng oxy và các chất dinh dưỡng. Trong chỉ 2 - 3 tuần, các mách máu và cơ đã tái sinh.

Khi phần chi trên được gắn vào một con chuột sống, máu nhanh chóng chảy tràn về nó. Con vật thí nghiệm thậm chí có thể cử động móng vuốt mới.

Tiến sĩ Ott hiện đã tạo ra hàng chục chi như vậy và đang bắt đầu thử nghiệm với các cánh tay của khỉ đầu chó. Dẫu vậy, ông cảnh báo còn rất nhiều thách thức phải vượt qua, chẳng hạn như tái tạo hệ thống các dây thần kinh cho tay/chân, và sẽ mất ít nhất một thập niên nữa các chi sinh học của người mới sẵn sàng được thử nghiệm.

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video