Các nhà thiên văn học phát hiện sự phun trào từ một hố đen cách xa trái đất đến hàng ngàn năm ánh sáng.
Hố đen V404 Cygni cách xa trái đất 7.800 năm ánh sáng đã phát ra tỏa sáng một màu đỏ dữ dội sau khi phun ra khối lượng vật chất khổng lồ với tốc độ cao.
Nhóm khoa học thiên văn tại Đại Học Southampton giải thích: "Chúng tôi phỏng đoán rằng khi hố đen bị những ngôi sao xung quanh 'nhồi nhét' vật chất liên tiếp, hố đen đã phản ứng lại bằng việc 'ói' ra một phần vật chất ấy ra."
Hiện tượng nháy sáng này thường xảy ra trong thời gian rất ngắn và khó dự đoán trước được, ngay cả V404 Cygni cũng có những đợt phát sáng kéo dài chỉ 1/40 giây, nhanh hơn 1 cái chớp mắt. Đây không phải là lần đầu hiện tượng này được quan sát thấy, nhưng thông thường ánh sáng phát ra không đạt đủ chỉ tiêu để thực hiện những nghiên cứu sâu hơn về hố đen. Lần phun trào vật chất lần này đã tạo ra nguồn ánh sáng mạnh gấp 1.000 lần mức sáng của Mặt trời chúng ta.
Dù các nhà khoa học vừa mới xuất bản báo cáo về hiện tượng này, những bức ảnh về vụ phun trào được phát hiện từ tháng 7 năm 2015. Những bức ảnh chụp được khi đó đã thu hút được một lượng lớn các nhà thiên văn học thế giới làm việc chặt chẽ với nhau hơn và mong muốn cơ hội chụp những bức ảnh tương tự như thế này sẽ không bị bỏ lỡ trong tương lai. Tiến sỹ Poshak Gandhi, trưởng dự án của nhóm thiên văn học tin rằng những bức ảnh này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về bản chất và cách thức hoạt động của hố đen.
"Hố đen phát sáng mạnh nhất khi hấp thụ lượng vật chất lơn nhất", các nhà khoa học giải thích "Hiện tượng phun trào mạnh mẽ nhưng nhất thời này cần được quan sát và chia sẻ bởi cộng đồng thiên văn học thê giới."