Để chuẩn bị cho Hội nghị phòng thủ Trái đất của Học viện vũ trụ quốc tế vào tuần tới, NASA, FEMA và các trung tâm nghiên cứu vũ trụ trên thế giới đã cùng nhau dựng 1 tình huống thiên thạch lao vào Trái đất để cùng nhau đưa ra cách chiến thuật phòng thủ và xử lý khủng hoảng hiệu quả nhất ngay từ khi phát hiện ra thiên thạch này.
Dưới đây là tình huống giả lập của họ:
Vào ngày 26/3/2019, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra 1 thiên thạch trên bầu trời và đặt tên là 2019 PDC. Có vẻ quỹ đạo của thiên thạch này sẽ đưa nó lại gần với Trái đất với khoảng cách gần 18 lần khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái đất, và theo tính toán thì nguy cơ nó va chạm với Trái đất sẽ ở khoảng 1/50,000 vào năm 2027.
Sau vài tháng theo dõi họ đã đo đạt được kích cỡ của thiên thạch này trong tầm từ 100 dến 300m chiều rộng, gần bằng kích cỡ của 1 tòa tháp lớn và khả năng va chạm với Trái đất đã tăng lên mức 1%, đạt "chỉ tiêu" cần phải xử lý để ngăn chặn khả năng thảm họa có thể xảy ra. Các nhà thiên văn học đã lập ra 1 hành lang nguy cơ tổng hợp các nơi trên thế giới có thể bị thiên thạch lao vào. Trên đoạn hành lang này có nước Mỹ, phía Tây của Châu Phi, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Mặc dù tất cả chỉ là tình huống giả lập, nhưng những tính toán này sẽ là thứ loài người cần để hiểu hơn và ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Đi xa hơn nữa các nhà khoa học không chỉ thử các phép tính xác suất mà còn tập trung vào cách các chính phủ sẽ phản ứng ra sao nếu việc này xảy ra bởi việc giúp các chính phủ biết càng sớm càng tốt sẽ giúp họ có sự chuẩn bị kỹ hơn để tránh xảy ra tình trạng hoảng loạn trên phạm vi toàn cầu.