Cái chết cô độc của một ngôi sao

Vào năm 1006, cả thế giới đều chững lại và nhìn chằm chằm lên bầu trời khi một ngôi sao khổng lồ cách trái đất 7.000 năm ánh sáng “trút hơi thở cuối cùng”, phát nổ làm phát sáng toàn bộ dải thiên hà.

>>> Video: Cái chết cô độc của một ngôi sao

Siêu tân tinh SN-1006 được nhìn thấy trên khắp thế giới vào năm ấy, thắp sáng cả bầu trời với cường độ mạnh đến mức có thể đọc được cả một cuốn sách vào giữa đêm khuya. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày nay phát hiện ra rằng ngôi sao này là một kẻ cô độc, thông tin trên Daily Mail cho hay.

Rất nhiều siêu tân tinh, vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, xảy ra khi hai ngôi sao va vào nhau hoặc ít nhất cũng đủ gần để phá vỡ cấu trúc của nhau. Còn cái chết của SN-1006 dường như là do tự nó kết liễu.


Tàn tích của siêu tân tinh SN 1006 do NASA chụp được.

Việc nhìn thấy siêu tân tinh rất ít được ghi nhận trong lich sử nhân loại, nhưng mỗi lần nó xuất hiện là luôn làm bối rối hay cảnh báo một điều gì đó với con người trong thời đại đó.

Những người quan sát bầu trời khi xưa thường đưa ra những mô tả rất chi tiết về hiện tượng này. Ví dụ như nhà thiên văn học người Ai Cập Ali ibn Ridwan ghi nhận việc xuất hiện của SN-1006 ở gần đường chân trời phía nam, có kích thước tròn, lớn gấp 2,5 đến 3 lần sao Kim. Ông cho biết bầu trời rực sáng với cường độ sáng bằng một phần tư ánh sáng Mặt trăng.

Trong khi đó, các thầy tu dòng Benedictine thuộc tu viện St.Gall,Thụy Sĩ, thì mô tả vật thể này đôi khi co lại, đôi khi nở ra và cũng có khi bị lu mờ đi.

Ngày nay, các nhà thiên văn học tại đài quan sát Paranal ở Chilê đã xem xét xung quanh siêu tân tinh SN-1006 và không còn tìm thấy bất kỳ ngôi sao nào hay những tàn tích của chúng trong vòng 16,5 năm ánh sáng.

Có lẽ ngôi sao khổng lồ này đã tự sụp đổ vì lực hấp dẫn của chính nó. Chỉ trong vài giây, toàn bộ phần lớn ngôi sao đã trải qua phản ứng nhiệt hạch và phát nổ, với cường độ ánh sáng phát ra hơn hàng tỉ lần so với Mặt trời, tạo ra một sức bật đủ để thổi bay lớp vỏ bên ngoài ngôi sao với vận tốc bằng 4% tốc độ ánh sáng.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video