Cảm biến phát hiện chất nổ trong lòng đất

Một dạng cảm biến hóa học mới có thể giúp công binh tìm đúng vị trí của mìn hoặc chất nổ chôn dưới đất mà không cần triển khai thêm thiết bị phức tạp.

Các chuyên gia của Đại học Connecticut (Mỹ) cho biết, cảm biến mới, được làm từ màng sợi nano, có thể “ngửi” được mùi bốc ra từ các thiết bị chất nổ trong lòng đất và thông báo qua phản ứng hóa học cho phép phát hiện bằng mắt thường.


Màng sợi nano đổi màu sậm khi đánh hơi được mùi chất nổ - (Ảnh: UConn)

Nếu không có chất nổ, màng sợi nano giữ nguyên màu xanh dương sáng dưới dạng huỳnh quang; còn ngược lại, màng phim tối hẳn và hiện lên vòng đen trong vòng vài phút.

“Các kết quả thử nghiệm đầu tiên hết sức hứa hẹn”, theo AFP dẫn lời Ying Wang, người phát minh hệ thống trên cùng với một nghiên cứu sinh ngành hóa sinh. “Chúng tôi đang chuẩn bị tiến hành cuộc thí nghiệm thực địa trên diện rộng ở Thụy Điển", Wang cho biết.

Trong khi vật liệu nổ có thể nhét bên trong vỏ mìn hoặc các thiết bị nổ khác, phần bao bọc thường không kín lắm, dẫn đến tình trạng bốc mùi nhẹ, cho phép cảm biến hóa học tìm thấy.

Màng cảm biến rất nhẹ, giống như giấy, mà có thể trải ra trên khu vực bị nghi gài mìn một cách dễ dàng.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video