Cảm biến phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm

Đây là cảm biến giá rẻ, trông giống như máy đo đường huyết dùng cho người mắc bệnh tiểu đường.


Cảm biến này có thể phát hiện ra nhiều dư lượng chất cấm dùng trong nông nghiệp hoặc công nghiệp thực phẩm.

Giáo sư Osvaldo N. Oliveira Junior, tác giả chính của nghiên cứu, cho hay, phương pháp dùng cảm biến trên giấy của USP vừa đơn giản, rẻ tiền lại có thể phát hiện ra nhiều dư lượng chất cấm dùng trong nông nghiệp hoặc công nghiệp thực phẩm với thời gian nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống.

Nguyên lý hoạt động của loại cảm biến này là dùng một chất nền giấy được sửa đổi bằng mực carbon và được xử lý điện hóa trong môi trường axit để kích hoạt các nhóm carboxyl. Các nhà khoa học sử dụng quy trình in lụa để chuyển mực dẫn carbon sang một dải giấy kraft, từ đó tạo ra một thiết bị dựa trên điện hóa học.

Nó có 3 điện cực carbon và được ngâm trong dung dịch axit để kích hoạt các nhóm cacboxyl. Nói cách khác, các nguyên tử oxy được thêm vào cấu trúc của điện cực carbon.

Khi tiếp xúc với mẫu bị nhiễm carbendazim hay thuốc trừ sâu, cảm biến sẽ kích hoạt, tạo ra phản ứng oxy hóa điện hóa, phát hiện ra dư lượng thuốc trừ sâu hay diệt nấm có trên thực phẩm. Dư lượng carbendazim hay thuốc trừ sâu được cảm biến đo  thông qua dòng điện.

Cập nhật: 28/04/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video