Cận cảnh nguyệt thực toàn phần sau 400 năm

Vào sáng sớm ngày 21/12, những người dân Bắc và Trung Mỹ đã được chứng kiến cảnh nguyệt thực toàn phần ngoạn mục 400 năm mới có một lần. Kể từ năm 1638, đây là lần đầu tiên nguyệt thực toàn phần diễn ra vào đúng ngày Đông chí.

Nguyệt thực kéo dài 3 tiếng đồng hồ ngày cũng có thể được quan sát tại một số quốc gia châu Âu, châu Úc và Đông Á. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì ở các khu vực này chỉ có thể quan sát nguyệt thực một phần. Ở Việt Nam cũng có thể quan sát hiện tượng thiên nhiên thú vị này nhưng chỉ là giai đoạn cuối khoảng từ 17h30 đến 18h00 và được gọi là nguyệt thực nửa tối.

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần Trái đất không hướng về phía Mặt trời. Khi đó Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời sẽ cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối của Trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Dưới đây là hình ảnh nguyệt thực toàn phần tại Mỹ và một số quốc gia được ghi lại bởi các nhiếp ảnh gia. Ảnh trên National Geographic.


Nguyệt thực ngày 21/12 trên bầu trời thành phố Washington, Mỹ.


Mặt trăng bắt đầu bị che khuất trên bầu trời New York.


Mặt trăng bị biến thành màu đỏ tại Palm Beach Gardens, Florida (Mỹ)


Nguyệt thực nhìn từ trung tâm vũ trụ Kenedy, bang Florida, nước Mỹ.


Nguyệt thực trên bầu trời thành phố Montevideo, Chile.


Nguyệt thực trên bầu trời thành phố New York.


Nguyệt thực trên bầu trời Virginia, Mỹ.

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video