Hải quỳ bám vào cua biển để đi nhờ là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất mà các nhà khoa học chụp được trong chuyến thám hiểm vùng biển thuộc Indonesia gần đây.
Các nhà khoa học thuộc Cục Hải dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) cùng các nhà khoa học Indonesia vừa thực hiện một cuộc thám hiểm dưới đáy đại dương gần đảo Sulawesi của Indonesia. Họ đi bằng tàu Okeanos Explorer của Mỹ và sử dụng những tàu ngầm mini được điều khiển từ xa để khám phá đáy biển.
Cuộc thám hiểm bắt đầu từ ngày 23/6 và kết thúc vào ngày 14/8. Các nhà khoa học chụp vài trăm nghìn bức ảnh, còn thời lượng video mà họ ghi lại lên tới vài trăm giờ.
Hải quỳ bám vào cua Hermit để "đi nhờ" gần đảo Sulawesi của Indonesia là một trong những bức ảnh hiếm và thú vị nhất mà đoàn thám hiểm chụp được. Cua Hermit thường lấy vỏ của ốc, sò hoặc sên để bảo vệ cơ thể.
Con sao biển 10 chân này được phát hiện ở độ sâu 270 m vào ngày 2/8. Phần lớn sao biển chỉ có 5 chân.
Huệ biển là tên một loài đông vật da gai giống loài nhím biển, có khả năng chạy trốn khi gặp nguy hiểm. Chúng là nhóm động vật da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, với khoảng 5.000 loài hoá thạch và hơn 600 loài hiện sống. Phần lớn huệ biển sống bám với cuống dài, một số ít sống tự do. Ngày nay người ta hiếm khi nhìn thấy huệ biển, dù chúng từng thống trị đáy đại dương.
Cá chào mào đỏ có nhiều bộ vây khác nhau trên cơ thể, mỗi loại có một chức năng riêng. Chẳng hạn, một bộ vây giúp cá bơi, còn một bộ khác cho phép nó bám xuống đáy biển.
Hải sâm bơi trong tầng nước lạnh giá ở độ sâu 3.200 m. Khoảng 1.250 loài hải sâm đang sống trong các đại dương. Chúng có thân hình trụ với lớp da dẻo, tròn bóng và có thể có gai sần sùi. Ảnh được chụp vào ngày 27/7.
Một con sao biển gai bò qua cây san hô bubblegum.
Tôm hùm chân dài bám vào bọt biển.
Một con cá mập ma gần đảo Sulawesi. Chúng và họ cá mập có cùng tổ tiên, song tiến hóa theo hai hướng khác nhau từ 400 triệu năm trước.
Một cây san hô cứng ở độ sâu 1.400 m. Nó đã tồn tại từ 1.000 tới 6.000 năm.