Những ai cho rằng chỉ động vật ăn cỏ mới có sừng thì họ đã hoàn toàn sai, đại đa số các loài ăn thịt trên hành tinh chúng ta đều có móng vuốt thay vì sừng, thế nhưng kỳ lần biển lại là một ngoại lệ.
Có nhiều người cho rằng những loài động vật ăn thị là những loài mạnh mẽ, chúng chỉ cần răng nanh, mong vuốt để săn mồi chứ không cần đến sừng, bởi vậy không có loài động vật ăn thịt nào có sừng. Và có lẽ họ đã nhầm, kỳ lân biển là một ngoại lệ, chúng có hẳn một chiếc "sừng" trên đầu.
Kỳ lân biển (narwhale) là động vật biển kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng(Odontoceti), sống quanh năm ở Vùng Bắc Cực. Nó sinh vật biển có họ hàng gần gũi với cá voi trắng. Chúng sinh sống ở những vùng biển Bắc cực nên hiếm người biết.
Kỳ lân biển cùng với cá voi trắng là hai loài duy nhất còn tồn tại của họ Monodontidae, đặc trưng của kỳ lân biển đực là chiếc ngà dài, thẳng, có rãnh xoắn ở hàm trái phía trên.
Chúng được thấy chủ yếu ở vùng biển Bắc Băng Dương thuộc Canada và xung quanh đảo Greenland, hiếm khi thấy chúng dưới vĩ tuyến 65° Bắc.
Kỳ lân biển là động vật ăn thịt đặc hữu của Bắc Cực, vào mùa đông chúng săn mồi dưới đáy sâu khoảng 1.500m bên dưới lớp băng dày.
Trên thực tế, "sừng" của kỳ lân biển hoàn toàn không phải là sừng xịn, thay vào đó nó là một trong hai chiếc răng duy nhất còn sót lại sau khi 16 chiếc răng của nó bị thoái hóa - và thường là chiếc răng nanh bên trái, bởi vậy có thể gọi chiếc "sừng" này là ngà. Để có thể sở hữu chiếc "sừng" siêu độc dị này, những con kỳ lân biển đã phải trải qua những cơn đau dữ dội và kéo dài để chiếc răng đâm qua môi và nhô lên khỏi hàm của mình. Và cũng không để loài kỳ lân biển phải thất vọng, chiếc răng nô ra này được coi là chiếc răng dài nhất thế giới, chiều dài của nó bằng 1/2 chiều dài cơ thể chúng - kỳ lân biển nặng khoảng 1,5 tấn và có chiều dài cơ thể gần 5 mét.
Được biết, ngà là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh, nhờ đó kỳ lân biển có thể cảm nhận được những bề mặt khác nhau khi va chạm.
Tuy nhiên, những thước phim gần đây nhất được ghi lại từ máy bay không người lái ở Tremblay Sound, Nunavat, Đông Bắc Canada cho thấy "công dụng" mới về chiếc ngà của kỳ lân biển – đó là dùng ngà để săn cá tuyết.
Hành động dùng ngà săn cá này có thể là lời lý giải cho bí ẩn sinh học kéo dài suốt hàng thập kỷ: "Tại sao ở loài sinh vật này lại tồn tại một chiếc răng nanh trái dài kéo dài qua môi trên và nhô ra từ đầu như sừng của một con kỳ lân? Chức năng và nhiệm vụ của chiếc ngà này là gì?"
Cận cảnh chiếc sừng kỳ lạ của kỳ lân biển.
Brandon Laforest, chuyên viên cấp cao về các giống loài và hệ sinh thái Bắc cực cho rằng: "Đây là một quan sát hoàn toàn mới về cách chiếc sừng được sử dụng".
Chiếc ngà "ma quái" có thể tăng chiều dài lên đến 2,7 mét này còn đặt ra vô số câu hỏi lớn cho các nhà khoa học.
Những nghi vấn đó bao gồm cách thức chiếm bạn tình, khả năng định vị bằng tiếng vang hay sử dụng trong cuộc chiến với các loài sinh vật khác.
Chiếc ngà "ma quái" có thể tăng chiều dài lên đến 2,7m.
Cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng chiếc ngà này giúp cho kỳ lân biển định vị phương hướng bằng âm thanh. Do phần ngà không có lớp men cứng bao ngoài nên nước biển sẽ đi qua lỗ trên bề mặt ngà, qua trục chính và kích thích dây thần kinh ở phần cuối răng, gần đầu, từ đó gửi tín hiệu về não.
Điều này sẽ giúp kỳ lân biển cảm nhận được âm thanh ngay cả khi ở cường độ nhỏ nhất.
Được biết, đây là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến chiếc ngà "ma thuật" được sử dụng để săn bắt. Có lẽ đó chính là mảnh ghép cuối cùng về sự kì lạ của quá trình tiến hoá trong tự nhiên ở loài sinh vật biển này.